Kiểm toán việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Sơn La

(BKTO) - Kiểm toán nhà nước (KTNN) khu vực VII đang thực hiện kiểm toán Chuyên đề "Việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2020 -2022 tại tỉnh Sơn La".

Năm 2023, KTNN kiểm toán chuyên đề việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam và các địa phương giai đoạn 2020-2022: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đà Nẵng, Bình Dương, Kiên Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Hải Phòng, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Thuận (40 địa phương).

tinh-son-la-tap-trung-bao-ve-va-phat-trien-rung.jpg
Lực lượng kiểm lâm tỉnh Sơn La tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn nhân dân công tác chăm sóc và bảo vệ rừng. Ảnh: TS

Kiểm toán để đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng Quỹ

Theo Quyết định kiểm toán, thời gian kiểm toán là 55 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm toán (ngày 27/6/2023).

Mục tiêu của cuộc kiểm toán là đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương; xác nhận tính đúng đắn, trung thực và hợp lý số liệu quyết toán của Quỹ giai đoạn 2020-2022.

Từ đó, cuộc kiểm toán còn nhằm phát hiện các bất cập của cơ chế, chính sách, tổ chức, điều hành và điều lệ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng để có kiến ​​nghị phù hợp; chỉ ra những hạn chế để kiến ​​nghị với đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng Quỹ; phát hiện kịp thời các sai phạm, hành vi tham nhũng, lãng phí và trách nhiệm của tập thể, cá nhân để kiến nghị xử lý theo quy định pháp luật.

Tại Hội nghị công bố Quyết định kiểm toán ngày 27/6,  Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh đánh giá cao công tác phối hợp giữa KTNN và các địa phương trong những năm qua.

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị địa phương tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, huyện, đơn vị được kiểm toán bố trí cán bộ phù hợp, bám sát nội dung quyết định kiểm toán để cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu kịp thời, chính xác.

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu thành viên Đoàn kiểm toán chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị tổ chức, xây dựng kế hoạch công tác khoa học, hợp lý, không để ảnh hưởng đến công việc chuyên môn của các cơ quan, đơn vị; thực hiện nghiêm các quy định của Luật KTNN, đảm bảo công tâm, minh bạch, khách quan và trung thực.

Phấn đấu đến hết năm 2023, tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,5%

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La, mặc dù nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển rừng còn hạn chế; cơ chế, chính sách chưa đồng bộ nhưng công tác bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Theo công bố của UBND tỉnh Sơn La, tính đến ngày 31/12/2022, diện tích đất có rừng của Sơn La: 666.887,7ha.

Phân theo mục đích sử dụng: Rừng đặc dụng: 70.402,4ha; rừng phòng hộ: 292.774,2ha; rừng sản xuất: 303.711,1ha. 

Phân theo nguồn gốc hình thành rừng: Rừng tự nhiên: 594.075,55ha; rừng trồng: 72.812,1ha.

Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp: 188.864,7ha, trong đó bao gồm 6.045,9ha rừng trồng chưa thành rừng.

Đặc biệt, sau 5 năm thực hiện rà soát quy hoạch 3 loại rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tăng cường lực lượng, phối hợp với chính quyền các cấp và các lực lượng chức năng tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ diện tích rừng đặc dụng - phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học.

Triển khai các biện pháp lâm sinh, từng bước nâng cao chất lượng, làm giàu rừng; bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng tự nhiên và rừng trồng, phát huy khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển tối đa diện tích rừng kinh tế, rừng nguyên liệu, gắn sản xuất, chế biến với tiêu thụ lâm sản theo quy định của pháp luật…

sonla-197-4.jpg
Kiểm lâm Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường La tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: ST

Công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) được triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt được những kết quả quan trọng. Những năm gần đây, rừng đã được bảo vệ tốt hơn, chất lượng rừng được nâng lên, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm.

Chi cục đã đề xuất với UBND tỉnh xây dựng Dự án nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ và PCCCR giai đoạn 2021-2030. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phân công kiểm lâm địa bàn phối hợp với các chủ rừng, cộng đồng bản tăng cường kiểm tra địa bàn, xây dựng, triển khai phương án và bố trí lực lượng bảo vệ rừng, PCCCR tại chỗ. Đến hết năm 2022, tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,3%...

Phát huy những kết quả đạt được, với mục tiêu quản lý, bảo vệ tốt 593.355ha rừng tự nhiên và 28.160ha rừng trồng, phấn đấu đến hết năm 2023, tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,5%, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tập trung xây dựng lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phát triển rừng hiệu quả, bền vững, gắn với thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Nâng cao trách nhiệm và năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho công tác khoanh nuôi tái sinh, trồng và bảo vệ rừng, nâng cao giá trị của rừng.

Chú trọng phát triển lâm sản ngoài gỗ để người trồng rừng có thu nhập từ rừng, triển khai các dự án trồng rừng thay thế. Gắn công tác bảo vệ và phát triển rừng với khai thác, kinh doanh chế biến tiêu thụ lâm sản, phát triển thị trường lâm sản hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…/.

Cùng chuyên mục
  • Đồng hành phát triển ngành nghề kiểm toán
    một năm trước Kiểm toán - Kế toán
    (BKTO) - Là tổ chức nghề nghiệp quốc tế về tài chính kế toán lâu đời nhất thế giới với hơn 142 năm phát triển, Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) rất vinh dự được đồng hành với Kiểm toán nhà nước (KTNN) nói riêng và Việt Nam nói chung trong giai đoạn phát triển quan trọng của lĩnh vực tài chính.
  • Trách nhiệm giải trình trong kiểm toán môi trường
    một năm trước Kiểm toán - Kế toán
    (BKTO) - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trách nhiệm giải trình (TNGT) về môi trường là biện pháp kiểm soát quyền lực hữu hiệu và là cơ chế tốt nhất mà Chính phủ có để đối phó với các vấn đề môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững. Một trong những công cụ để nâng cao TNGT của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chính là kiểm toán môi trường (KTMT).
  • Vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản trị AI
    một năm trước Kiểm toán - Kế toán
    (BKTO) - Trí tuệ nhân tạo (AI) phụ thuộc vào dữ liệu đầu vào nên việc sử dụng các mô hình AI có thể dẫn đến những kết quả ngoài ý muốn nếu dữ liệu sai lệch. Do đó, các tổ chức buộc phải thử nghiệm và giám sát mô hình AI cũng như dữ liệu thông qua hoạt động kiểm toán nội bộ để đảm bảo rằng các chức năng tự động hóa đang hoạt động như dự kiến.
  • Đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng báo cáo tài chính nhà nước
    một năm trước Kiểm toán - Kế toán
    (BKTO) - Còn nhiều dư địa để nâng cao chất lượng báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN), giúp người sử dụng các cấp và cấp cao nhất là Quốc hội nắm được tài sản, nguồn lực của quốc gia, từ đó có những giải pháp hoạch định chính sách vĩ mô phù hợp với nền kinh tế đất nước.
  • Áp dụng IFRS: Những thách thức và lưu ý
    một năm trước Kiểm toán - Kế toán
    (BKTO) - Hiện nay, việc thực thi các Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp (DN) nhằm xây dựng uy tín cho báo cáo tài chính và tăng cường niềm tin cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc áp dụng các chuẩn mực này tại Việt Nam còn không ít thách thức...
Kiểm toán việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Sơn La