Cụ thể, về kinh phí tham gia BHYT hộ gia đình, tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHYT quy định mức đóng BHYT của đối tượng hộ gia đình: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
Kinh phí tham gia BHYT sẽ được điều chỉnh tăng theo mức tăng lương cơ sở- Ảnh: ST |
Người thứ nhất: 67.050 đồng/tháng; 1 năm là: 804.600 đồng. Hiện nay người thứ nhất: 62.550 đồng/tháng; 1 năm là: 750.600 đồng.
Người thứ hai: 46.935 đồng/tháng; 1 năm là: 563.220 đồng. Hiện nay mức đóng người thứ hai: 43.785 đồng/tháng; 1 năm là: 525.420 đồng.
Người thứ ba: 40.230 đồng/tháng; 1 năm là: 482.760 đồng. Hiện nay mức đóng người thứ ba: 37.530 đồng/tháng; 1 năm là: 450.360 đồng.
Người thứ tư: 33.525 đồng/tháng; 1 năm là: 405.300 đồng. Hiện nay mức đóng người thứ tư: 31.275 đồng/tháng; 1 năm là: 375.300 đồng.
Từ người thứ năm trở đi: 26.820 đồng/tháng; 1 năm là: 321.840 đồng. Hiện nay mức đóng từ người thứ 5 trở đi: 25.020 đồng/tháng; 1 năm là: 300.240 đồng.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 22 của Luật BHYT sửa đổi năm 2014 và hướng dẫn của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức hưởng của người tham gia BHYT theo hộ gia đình là 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu đi khám, chữa bệnh đúng tuyến.
Trong trường hợp khám, chữa bệnh vượt tuyến, người bệnh được thanh toán 40% nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương; 60% nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh; 100% nếu khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
TUỆ ANH