Lãnh đạo EU đạt thỏa thuận về quỹ phục hồi kinh tế hậu Covid-19

(BKTO)- Sau gần 5 ngày thảo luận, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã đồng ý về kế hoạch kích thích trị giá 750 tỷ euro (gần 858 tỷ USD) để giúp châu Âu phục hồi trước cuộc khủng hoảng từ đại dịch Covid-19.



                
   

Ảnh minh họa - Nguồn: sưu tầm

   

Các thỏa thuận sẽ tập trung vào việc cung cấp tài trợ trên ba trụ cột: sáng tạo cải cách để giúp các doanh nghiệp phục hồi từ các đại dịch, triển khai các biện pháp mới để các nền kinh tế cải cách theo lộ trình dài hạn và đầu tư để bảo vệ nền kinh tế đối với các cuộc khủng hoảng nếu có trong tương lai. Gói kích thích sẽ cung cấp hàng trăm tỷ đô la tiền tài trợ và các khoản vay cho các quốc gia thành viên.

Thỏa thuận này được đưa ra sau nhiều ngày thảo luận bế tắc. Phát biểu trước báo giới,Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel khẳng định:"Chúng tôi đã làm được! Châu Âu rất mạnh và thống nhất". Ông cũng cho rằng: Đây là một thỏa thuận tốt, mạnh mẽ và quan trọng nhất là phù hợp với châu Âu lúc này.Chủ tịch Hội đồng Châu Âu cũngmô tả đây là lần đầu tiên các thành viên của Liên minh châu Âu "cùng thực thi các nền kinh tế của liên minh chống lại khủng hoảng".

Theo đó, Ủy ban châu Âu cũng đồng ý với ngân sách cốt lõi là 1,1 nghìn tỷ euro (gần 1,3 nghìn tỷ USD) từ năm 2021-2027.Bình luận về thỏa thuận này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ca ngợi thỏa thuận này là "ngày lịch sử đối với châu Âu".

Liên minh châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc suy thoái nặng nề do đại dịch gây ra và các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất như Ý và Tây Ban Nha cần khẩn cấp cứu trợ kinh tế mới trị giá hàng trăm tỷ USD.Trước đó, bất kỳ thỏa thuận nào đã bị cản trở bởi sự phân chia sâu sắc giữa một số quốc gia.

Ủy ban châu Âu nhận định nền kinh tế EU sẽ giảm 8,3% trong năm 2020, tồi tệ hơn nhiều so với mức sụt giảm 7,4% như dự đoán trước đó hai tháng.Cuộc họp của lãnh đạo hàng đầu EU là cuộc họp mặt lớn đầu tiên của các nhà lãnh đạo thế giới kể từ khi đại dịch bắt đầu.
NAM SƠN (Theo CNN)
Cùng chuyên mục
  • Hiệp hội Ngân hàng tiếp tục đề nghị giảm cước viễn thông
    4 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa tiếp tục gửi công văn tới Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đề nghị doanh nghiệp viễn thông giảm cước tin nhắn đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng. Đây là lần thứ 3 trong vòng hơn 3 tháng, Hiệp hội này gửi văn bản đề nghị giảm cước.
  • Ngành thuế khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên 6 tháng đầu năm 2020, thu thuế nội địa chỉ đạt 45,8% so với dự toán - mức thấp nhất trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, đây là số thu đáng khích lệ và ngành thuế quyết tâm thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách ở mức cao nhất.
  • Đẩy mạnh phát hành trái phiếu - lợi ích và rủi ro đối với ngân hàng
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong quý II và đầu quý III/2020, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh phát hành trái phiếu với giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Theo các chuyên gia, đây là biện pháp nhằm đảm bảo an toàn về nguồn vốn cho ngân hàng trong trung, dài hạn, tuy nhiên, nếu sử dụng nguồn vốn này không đúng mục đích thì các nhà băng có thể sẽ gặp những rủi ro.
  • Nhà máy Lọc dầu Dung Quất phục hồi sau đại dịch Covid-19
    4 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - “Bão” giá dầu, đại dịch Covid-19 tựa như cơn “sóng thần”, khiến các nhà máy lọc dầu (NMLD) khắp thế giới lao đao. Bằng nhiều nỗ lực, NMLD Dung Quất đã chinh phục được khó khăn, duy trì hoạt động liên tục, sẵn sàng cho giai đoạn hồi phục nửa cuối năm 2020.
  • Chứng khoán ngày 20/7: VN-Index chìm trong sắc đỏ
    4 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO)- Ngày mừng sinh nhật tròn 20 năm tuổi của thị trường chứng khoán Việt Nam đã kết thúc không mấy vui vẻ khi các sàn đều chìm trong sắc đỏ. Trái ngược lại, thị trường chứng khoán châu Á lại khởi sắc nhờ sự tin tưởng của các nhà đầu tư.
Lãnh đạo EU đạt thỏa thuận về quỹ phục hồi kinh tế hậu Covid-19