Nam Định: Khu vực công nghiệp và xây dựng giữ vai trò động lực tăng trưởng kinh tế

(BKTO) - 9 tháng năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định tiếp tục ổn định và phát triển. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 9,35% so với cùng kỳ năm 2023, đứng thứ 3 khu vực Đồng bằng sông Hồng, thứ 10 toàn quốc; trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng giữ vai trò động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

03.10.jpg
9 tháng năm 2024, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 13,97%, đóng góp 5,9 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của Nam Định. Ảnh: ST

Theo Cục Thống kê tỉnh Nam Định, GRDP của tỉnh trong 9 tháng năm 2024 ước tăng 9,35% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 13,97%, đóng góp 5,9 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 8,21%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,09%, đóng góp 2,56 điểm phần trăm; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,38%, đóng góp 0,63 điểm phần trăm.

Với mức tăng 13,97% so với cùng kỳ năm 2023, khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục giữ vai trò động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh Nam Định. Trong đó, sản xuất công nghiệp khởi sắc và duy trì đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, là động lực chính dẫn dắt tăng trưởng với mức tăng 13,65%, đóng góp 4,22 điểm phần trăm.

Đồng thời, các dự án, công trình trọng điểm, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông được tập trung đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thi công, góp phần làm giá trị tăng thêm ngành xây dựng tăng 14,86%, đóng góp 1,68 điểm phần trăm.

Đặc biệt, quy mô kinh tế tỉnh Nam Định 9 tháng năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 82.647 tỷ đồng, tăng 14,79% so với cùng kỳ năm 2023.

Về cơ cấu kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 17,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng 44,06%; khu vực dịch vụ 35,03%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 3,11%.

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu kinh tế đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ như: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 15,1%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14,52%; tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước tăng 13,7%.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tăng 16,8%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 68% so với cùng kỳ năm 2023; tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước tăng 5,6%; dư nợ cho vay ước tăng 10,2% so với đầu năm…

Những tháng cuối năm, tỉnh Nam Định quyết tâm phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024. Trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: Nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ; tập trung sản xuất nông nghiệp; tích cực thu hút đầu tư, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, tích cực triển khai hiệu quả Đề án 06.

Cùng với đó, thực hiện tốt công tác quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công các dự án, công trình trọng điểm; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; tiếp tục hoàn thiện Đề án thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ theo ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện./.

Cùng chuyên mục
  • Hoàn thành Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng trong tháng 12/2024
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Trong tháng 12/2024, UBND thành phố Đà Nẵng hoàn thành việc xây dựng Đề án, hồ sơ thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập.
  • Nghệ An: Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng 32%
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng trên địa bàn tỉnh Nghệ An ước đạt 2,326 tỷ USD, tăng 32,01% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 84,58% kế hoạch năm 2024.
  • Thành phố thông minh và hệ sinh thái ngân hàng mở - chìa khóa để Hà Nội phát triển bền vững
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Hà Nội xác định việc xây dựng đô thị thông minh là điều tất yếu và cấp thiết. Thành phố thông minh không chỉ là giải pháp để giải quyết những thách thức về dân số, môi trường, giao thông và quản lý tài nguyên, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tối ưu hóa quản lý đô thị và phát triển xanh, toàn diện, bao trùm, bền vững - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải khẳng định.
  • Sử dụng vốn hiệu quả, từng bước xóa nghèo nơi vùng cao Tây Bắc
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Là huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, Lạc Sơn được xếp vào diện khó khăn với đa số người dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Song nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương khi sử dụng hiệu quả nguồn vốn giảm nghèo, đồng thời có giải pháp khuyến khích người dân thoát nghèo, đời sống của người dân tại đây đã có nhiều khởi sắc.
  • Ninh Bình:  Chuyển đổi số tạo góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội
    một tháng trước Địa phương
    Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 20/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã tạo sự chuyển biến rõ nét trên các mặt, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
Nam Định: Khu vực công nghiệp và xây dựng giữ vai trò động lực tăng trưởng kinh tế