Nam Định: Tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị

Sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong đẩy mạnh thực hiện công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Nam Định.

24.10(1).jpg
Nam Định là địa phương đi đầu trên toàn quốc về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025. Ảnh: ST

Thời gian qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt.

Trong đó, tỉnh đã tiến hành sắp xếp, kiện toàn các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp cấp ủy tỉnh, cấp ủy cấp huyện, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; hợp nhất Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh và Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh thành Đảng bộ Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; sáp nhập Đảng bộ huyện Mỹ Lộc vào Đảng bộ TP. Nam Định… Kết quả sau sắp xếp, Nam Định đã giảm 2 Đảng bộ trực thuộc tỉnh; giảm hơn 40 đầu mối cấp phòng, ban và tương đương.

Đối với Khối các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, 19/19 sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đều thực hiện cơ chế một cửa; 9/9 huyện, thành phố đang thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.

Tỉnh đã tiến hành hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh; thực hiện mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công, Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp cấp tỉnh. Sau sắp xếp, Nam Định giảm 1 cơ quan cấp tỉnh; giảm 13 phòng và tương đương trực thuộc cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; giảm 28 phòng thuộc chi cục và tương đương.

Về việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, tỉnh đã giảm 216 đơn vị thuộc các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, nông nghiệp, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông.

Đặc biệt, Nam Định là địa phương đi đầu trên toàn quốc về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 theo Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Qua đó, từ 10 huyện, thành phố và 226 xã, phường, thị trấn; sau khi sắp xếp, sáp nhập, tỉnh Nam Định giảm còn 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: 1 thành phố và 8 huyện) với 175 đơn vị hành chính cấp xã (gồm: 146 xã, 14 phường và 15 thị trấn). Trong giai đoạn tiếp theo, tỉnh tiếp tục sáp nhập các xã, thị trấn không đủ tiêu chuẩn theo lộ trình, bảo đảm thực hiện đúng các quy định của Trung ương đề ra.

Đối với sắp xếp, sáp nhập thôn, xóm, tổ dân phố, tỉnh Nam Định đã quyết liệt thực hiện trong giai đoạn 2021-2022 với sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân. Nhờ đó, trên địa bàn tỉnh đã giảm 1.513 thôn, xóm, tổ dân phố (từ 3.673 xuống còn 2.160); giảm 1.263 chi bộ (từ 3.395 xuống còn 2.132 chi bộ) và giảm 4.068 số người hoạt động chuyên trách; giảm khoảng 9.000 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, xóm, tổ dân phố.

Cùng với việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, Nam Định thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ biên chế của các cơ quan, đơn vị để hướng đến tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, từ năm 2015 đến nay, số cán bộ, công chức, viên chức đã hưởng chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ là 591 người. Giai đoạn 2015-2021, tỉnh đã tinh giản được 429 biên chế công chức; giảm 3.437 người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập, hoàn thành chỉ tiêu giảm 10% số lượng người làm việc so với số giao năm 2015.

Mục tiêu đến năm 2026, Nam Định giảm ít nhất 5% biên chế, cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, thời gian tới, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Đồng thời, coi công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong thời kỳ phát triển mới./.

Cùng chuyên mục
  • Tăng cường hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
    một tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Trong 2 ngày 22-23/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tổ chức Hội nghị về Chương trình Erasmus+, với sự tham dự của gần 50 cơ sở giáo dục đại học từ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và hơn 100 cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.
  • Bảo đảm nguyên tắc cân đối thu - chi Quỹ bảo hiểm y tế
    một tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Việc sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng mở rộng phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nguyên tắc cân đối thu chi Quỹ BHYT. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra tại phiên thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, diễn ra chiều 24/10.
  • Tiện ích giáo dục mang lại lợi thế lớn cho dự án bất động sản
    một tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Sự lên ngôi của tiện ích liên quan tới học tập mang đến lợi thế lớn cho những dự án căn hộ đón đầu xu hướng, đặc biệt khi nhóm khách hàng có gia đình đang dẫn dắt nhu cầu mua bất động sản. Trong đó, Hanoi Melody Residences (Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, TP. Hà Nội) là sự lựa chọn hàng đầu đáp ứng các tiêu chí nêu trên.
  • Sinh viên Việt đưa khoa học máy tính vươn tầm thế giới
    một tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) có 02 đội góp mặt tại vòng chung khảo cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2024", thì cả 02 đội đều xuất sắc đoạt giải tại cuộc thi uy tín cấp khu vực Đông Nam Á.
  • Tạo cơ sở vững chắc để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác giá trị di sản
    một tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Thảo luận tại hội trường chiều 23/10 về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu đã dành sự quan tâm đặc biệt đến việc làm rõ trách nhiệm trong quản lý, bảo tồn di sản, cũng như đảm bảo dữ liệu “sạch”, có tính kết nối trên nền tảng số để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác giá trị di sản.
Nam Định: Tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị