Tăng cường hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu

(BKTO) - Trong 2 ngày 22-23/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tổ chức Hội nghị về Chương trình Erasmus+, với sự tham dự của gần 50 cơ sở giáo dục đại học từ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và hơn 100 cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.

dai-bieu-du-hoi-nghi-3285-1971(1).jpg
Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: ST

Hội nghị diễn ra với các phiên thảo luận: Chương trình Nâng cao năng lực giáo dục Đại học (CBHE), Trao đổi tín chỉ quốc tế (ICM) và Hợp phần Jean Monnet (JMA). Bên cạnh đó, đại diện các trường đại học từ cũng chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, minh họa những thành tựu và cơ hội mà Erasmus+ mang lại.

Hội nghị cũng tạo cơ hội cho các đại biểu khám phá tiềm năng hợp tác, từ đó góp phần thúc đẩy quốc tế hóa và hiện đại hóa giáo dục đại học tại Việt Nam.

2.-thu-truong-phuc.png
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: ST

Việt Nam hiện có khoảng 200.000 sinh viên đang học ở nước ngoài. Đến cuối năm 2024, Việt Nam thu hút 4,5 tỷ USD trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, có 430 chương trình liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài được triển khai tại 65 cơ sở giáo dục trong nước, trong đó một nửa là với các trường khu vực châu Âu.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc chia sẻ: Việt Nam luôn coi giáo dục là chính sách ưu tiên hàng đầu, là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam hiểu rõ nhu cầu chủ động hội nhập với thế giới và thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nước.

Quan hệ đối tác giữa châu Âu và Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, trong đó hợp tác giáo dục đại học là một trọng tâm lớn. Đặc biệt, từ năm 2015, khi Chương trình Erasmus+ chính thức khởi động nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực, mở rộng kết nối và hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các cơ sở đào tạo đại học của châu Âu và Việt Nam.

24.10.jpg
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: ST

Chương trình còn tạo cơ hội thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học châu Âu và Việt Nam trong nghiên cứu khoa học, phát triển các chương trình đào tạo và các dự án nghiên cứu chung. Với 96 dự án trong giai đoạn này, Việt Nam hiện là quốc gia có tỷ lệ phê duyệt cao nhất.

Thông qua Chương trình, 3.400 sinh viên, giảng viên và nhà quản lý giáo dục đại học đã tham gia các khóa học dài hạn và ngắn hạn ở châu Âu. Việt Nam nhiều lần lọt vào tốp 20 thế giới với hơn 600 sinh viên được trao giải. Năm 2024, có 54 ứng viên người Việt Nam nhận được học bổng của Chương trình để học sau đại học.

Đặc biệt, với ngân sách 26 tỷ USD giai đoạn 2021-2027 và tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy tỷ lệ có việc làm..., Chương trình sẽ đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường lao động, nhu cầu giảm phát thải vì môi trường xanh, sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là cơ sở để các bên hướng tới tương lai 50 năm tới để thúc đẩy hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học hiệu quả hơn.

Chính phủ Việt Nam mới ban hành Nghị định số 124/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nhằm thu hút hơn nữa các nguồn lực. “Tôi cho rằng đây là cơ hội rất tốt cho các cơ sở giáo dục đại học châu Âu cân nhắc nắm bắt cơ hội” - Thứ trưởng nhấn mạnh./.

Erasmus+ từ lâu đã là biểu tượng của sự xuất sắc trong giáo dục và giao lưu văn hóa tại châu Âu. Tuy nhiên, tầm vóc quốc tế của Chương trình đã vượt xa khỏi EU, thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Việc mở rộng phạm vi của Erasmus+ không chỉ mở ra thêm nhiều cơ hội giáo dục, mà còn củng cố mối quan hệ hợp tác với các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Margaritis Schinas

Cùng chuyên mục
  • Bảo đảm nguyên tắc cân đối thu - chi Quỹ bảo hiểm y tế
    28 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Việc sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng mở rộng phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nguyên tắc cân đối thu chi Quỹ BHYT. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra tại phiên thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, diễn ra chiều 24/10.
  • Tiện ích giáo dục mang lại lợi thế lớn cho dự án bất động sản
    28 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Sự lên ngôi của tiện ích liên quan tới học tập mang đến lợi thế lớn cho những dự án căn hộ đón đầu xu hướng, đặc biệt khi nhóm khách hàng có gia đình đang dẫn dắt nhu cầu mua bất động sản. Trong đó, Hanoi Melody Residences (Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, TP. Hà Nội) là sự lựa chọn hàng đầu đáp ứng các tiêu chí nêu trên.
  • Sinh viên Việt đưa khoa học máy tính vươn tầm thế giới
    28 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) có 02 đội góp mặt tại vòng chung khảo cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2024", thì cả 02 đội đều xuất sắc đoạt giải tại cuộc thi uy tín cấp khu vực Đông Nam Á.
  • Tạo cơ sở vững chắc để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác giá trị di sản
    29 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Thảo luận tại hội trường chiều 23/10 về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu đã dành sự quan tâm đặc biệt đến việc làm rõ trách nhiệm trong quản lý, bảo tồn di sản, cũng như đảm bảo dữ liệu “sạch”, có tính kết nối trên nền tảng số để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác giá trị di sản.
  • Vi phạm bản quyền: Vẫn nhức nhối
    29 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Được ví như dịch bệnh làm bào mòn sức khỏe văn hóa, vấn đề vi phạm bản quyền đang để lại nhiều hệ lụy đối với xã hội. Thực trạng này đòi hỏi cơ quan chức năng và các chủ thể có liên quan cần quyết liệt chấn chỉnh, phòng ngừa, từ đó tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa.
Tăng cường hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu