Nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý và điều hành ngân sách địa phương

(BKTO) - Là đơn vị phụ trách kiểm toán 6 tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, Kiểm toán nhà nước (KTNN) khu vực VII đã bám sát chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước, cũng như nội dung quy chế phối hợp với các địa phương, đưa công tác phối hợp đi vào chiều sâu. Kết quả kiểm toán đã góp phần giúp chính quyền địa phương nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý và điều hành ngân sách địa phương.

5-.jpg
Sự tham gia của KTNN góp phần nâng cao hiệu quả trong giám sát, quản lý và điều hành ngân sách địa phương. Ảnh: N.LỘC

Mối quan hệ phối hợp công tác ngày càng thực chất, phát huy hiệu quả

Kiểm toán trưởng KTNN khu vực VII Ngô Minh Kiểm cho biết, thực hiện quy chế phối hợp giữa KTNN và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (HĐND, UBND) 6 tỉnh, trong những năm qua, mối quan hệ phối hợp công tác giữa KTNN với các tỉnh ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả, góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan; nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong tổ chức các hoạt động giám sát, quản lý và điều hành ngân sách nhà nước (NSNN) tại các địa phương.

Sau khi Quy chế phối hợp được ký kết, KTNN và HĐND, UBND các tỉnh đã tích cực, nghiêm túc triển khai thực hiện. Công tác phối hợp khá chặt chẽ, đi vào thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo mục tiêu đề ra trên các mặt công tác: Xây dựng, thực hiện kế hoạch kiểm toán; thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; hoạt động giám sát, thẩm tra, quyết định dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách, quản lý và điều hành ngân sách; giám sát hoạt động của đoàn kiểm toán; công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức về lĩnh vực tài chính, ngân sách cho đại biểu dân cử…

Từ góc độ địa phương, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Yên Bái Nguyễn Thị Trang Nhung cho biết, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái đã chỉ đạo việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các nội dung theo Quy chế phối hợp. Nổi bật là trong xây dựng kế hoạch kiểm toán, hằng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo HĐND, UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với KTNN trong việc khảo sát, thu thập thông tin; phối hợp đề xuất các nội dung kiểm toán... Vì vậy, đã hạn chế tối đa sự trùng lặp, chồng chéo, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị được kiểm toán. Trong triển khai thực hiện kiểm toán, HĐND, UBND tỉnh đã phân công, giao nhiệm vụ cụ thể trong việc chuẩn bị tài liệu cung cấp thông tin, hồ sơ cho đoàn kiểm toán, cũng như đôn đốc, theo dõi đảm bảo cho hoạt động của KTNN được thực hiện theo đúng kế hoạch.

Còn theo Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Lai Châu Lê Tuấn Anh, từ những thông tin, số liệu, đánh giá của KTNN, lãnh đạo UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc nhìn nhận, tiếp thu, chấn chỉnh, cũng như có phản hồi với KTNN. Qua việc thực hiện kiến nghị kiểm toán đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, điều hành và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực công. “Sở Tài chính được giao giúp lãnh đạo tỉnh đôn đốc các đơn vị phối hợp, thực hiện nghiêm túc nội dung phối hợp với KTNN nói chung, đặc biệt là trong công tác kiểm toán, từ đó góp phần thúc đẩy mối quan hệ phối hợp giữa địa phương với KTNN đi vào chiều sâu và đạt kết quả cao nhất”.

Góp phần giúp HĐND thực hiện tốt vai trò giám sát

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Luật KTNN: Báo cáo của KTNN là căn cứ để HĐND sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình”. Luật KTNN cũng nêu rõ nhiệm vụ của KTNN là cung cấp kết quả kiểm toán cho “Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND nơi kiểm toán và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật”. Đây là cơ sở giúpHĐND tiếp cận thông tin từ kết quả kiểm toán để thực hiện chức năng của mình, trong đó có chức năng giám sát.

Xác định rõ vai trò của kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương, thời gian qua, KTNN khu vực VII đã đẩy mạnh thực hiện các cuộc kiểm toán này gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng kiểm toán. KTNN khu vực VII là đơn vị đầu tiên được giao thực hiện thí điểm kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương tại Lai Châu. Khác với các cuộc kiểm toán trước đây, đơn vị đã kiểm toán tăng cường tổng hợp là chính chứ không làm theo phạm vi rộng, không lồng ghép nhiều nội dung kiểm toán. Kết quả, cuộc kiểm toán này đã đưa lại nhiều thông tin có giá trị, nhiều phát hiện đáng chú ý, phục vụ hoạt động giám sát ngân sách của HĐND theo thẩm quyền.

Theo Thường trực HĐND tỉnh Sơn La, những thông tin, ý kiến đánh giá, nhận xét khách quan từ các cơ quan chuyên môn, trong đó ý kiến của KTNN trên cơ sở kết quả các cuộc kiểm toán là rất quan trọng. “Thông qua hoạt động của KTNN đã góp phần giúp cho HĐND các cấp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quyết định và giám sát ngân sách ở địa phương” - đại diện Thường trực HĐND tỉnh Sơn La cho biết./.

Cùng chuyên mục
  • Phát huy tính độc lập, góp phần làm minh bạch nền tài chính quốc gia
    4 tháng trước Kiểm toán
    (BKTO) - Từ một cơ quan được thành lập mà không có cơ sở tiền thân, qua 30 năm hình thành và phát triển, Kiểm toán nhà nước (KTNN) tiếp tục khẳng định vai trò là cơ quan chuyên môn hoạt động độc lập, ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, góp phần quan trọng vào việc làm minh bạch nền tài chính quốc gia…
  • Không ngừng gia tăng giá trị, đóng góp của Kiểm toán nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội
    4 tháng trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Kiến nghị xử lý tài chính hàng chục nghìn tỷ đồng, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế hàng chục văn bản… mỗi năm, cùng với những nỗ lực, đổi mới không ngừng trong hoạt động kiểm toán, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã và đang thể hiện rõ vai trò, sứ mệnh góp phần quan trọng làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập: Mục tiêu chung, giá trị riêng
    4 tháng trước Kiểm toán - Kế toán
    (BKTO) - Trò chuyện với phóng viên Báo Kiểm toán, PGS,TS. Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam - cho rằng, đôi khi, việc nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về vai trò của hoạt động kiểm toán đã dẫn đến sự đối phó với kiểm toán, không thực hiện đầy đủ các kết luận, kiến nghị kiểm toán. Giúp người dân và toàn xã hội hiểu đúng - đủ - rõ về Kiểm toán nhà nước (KTNN) và Kiểm toán độc lập (KTĐL) là một phần trách nhiệm của truyền thông.
  • Rà soát ngân hàng câu hỏi đánh giá việc cập nhật kiến thức kiểm toán
    4 tháng trước Kiểm toán
    (BKTO) - Việc rà soát danh mục văn bản, tài liệu và hệ thống ngân hàng câu hỏi, đáp án phục vụ công tác đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng câu hỏi, tính chính xác của đáp án; đồng thời tăng cường gắn kết câu hỏi với thực tế hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (KTNN) và bổ sung các kiến thức mới.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập, phân loại thông tin đấu thầu
    4 tháng trước Kiểm toán
    (BKTO) - Việc thu thập thông tin, dữ liệu từ hệ thống đấu thầu quốc gia sẽ góp phần làm giàu kho dữ liệu số của Kiểm toán nhà nước (KTNN), hỗ trợ công tác phân tích, ứng dụng các công nghệ vào hoạt động kiểm toán theo Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030.
Nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý và điều hành ngân sách địa phương