Trong thời đại công nghệ số, học sinh phổ thông không chỉ tiếp xúc với môi trường học tập trực tuyến mà còn sử dụng mạng xã hội và các dịch vụ trực tuyến khác hàng ngày. Tuy nhiên, kiến thức và kỹ năng của các em về an toàn trên không gian mạng còn nhiều hạn chế. Nhiều trường hợp học sinh đã trở thành nạn nhân của các hình thức lừa đảo qua mạng, gây tổn thất về tài chính, ảnh hưởng tới tinh thần và có thể làm mất thông tin cá nhân.
Học sinh phổ thông là nhóm đối tượng sử dụng mạng internet và mạng xã hội thường xuyên nhất. Các em thường dùng internet để học tập, giải trí, và kết nối bạn bè. Các nền tảng phổ biến như Facebook, TikTok, Zalo, Instagram... thường được học sinh sử dụng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Học sinh phổ thông thường thiếu kiến thức về các hình thức lừa đảo trực tuyến và không lường trước được hậu quả. Phần lớn học sinh chưa được trang bị kỹ năng để nhận biết các dấu hiệu lừa đảo, như đường link độc hại hoặc email giả mạo. Chương trình giáo dục về an toàn mạng trong nhà trường chưa đầy đủ và thường chỉ mang tính kỳ cuộc, chưa đa dạng. Ngoài ra, học sinh thường xuyên chia sẻ quá nhiều thông tin trên mạng xã hội, tạo điều kiện cho kẻ xấu khai thác.
Ở độ tuổi phổ thông, học sinh thường dễ bị hấp dẫn bởi những thông tin giật gân hoặc lời hứa. Nhiều phụ huynh chưa thực sự giám sát và hướng dẫn con em cách sử dụng internet an toàn trong khi các phương thức lừa đảo liên tục thay đổi và trở nên phức tạp, khó nhận biết.
Hậu quả xảy ra là mất tiền hoặc tài sản thông qua các giao dịch lừa đảo; các em xấu hổ, mất tự tin hoặc lo sợ khi bị lừa. Nguy hại hơn, học sinh vô tình tham gia vào các hành vi vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết.
Tổ chức các buổi ngoại khóa giáo dục; Tập huấn cho nhóm dự án và phân công nhóm phụ trách; Tổ chức các buổi ngoại khóa, trò chơi và chiến dịch tuyên truyền; Tích hợp nội dung vào chương trình học chính khóa; Tổng hợp phản hồi từ học sinh, phụ huynh và giáo viên.
Kiểm tra địa chỉ email, URL trang web (xem có dấu hiệu giả mạo không). Cảnh giác với các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc thông tin tài khoản ngân hàng. Nhận biết các câu chuyện "giật gân" hoặc lời hứa hẹn không thực tế.
Hỗ trợ các bạn học sinh cách kiểm tra nguồn thông tin qua Google hoặc các công cụ xác minh nguồn tin. Hướng dẫn kiểm tra tính xác
thực của tài khoản mạng xã hội hoặc website.
Mời chuyên gia từ cơ quan an ninh, công an huyện tuyên truyền, tương tác, chia sẻ các loại lừa đảo phổ biến, dấu hiệu nhận biết, và hậu quả thực tế. Thảo luận trực tiếp giữa chuyên gia và học sinh.
Phổ biến cho các bạn học sinh về các luật liên quan đến an ninh mạng: Luật An ninh mạng (2018); Luật An toàn thông tin mạng (2015); Bộ luật Hình sự (2015, sửa đổi 2017); Luật Trẻ em (2016); Luật Giao dịch điện tử (2005).
Thông qua các nội dung tuyên truyền về quy định của pháp luật, giúp các bạn học sinh hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia các hoạt động trên môi trường mạng. Nhận biết các quy định pháp luật liên quan đến an ninh mạng, từ đó tránh các hành vi vi phạm do thiếu hiểu biết. Hình thành ý thức chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng môi trường mạng lành mạnh.
Tái hiện các tình huống lừa đảo qua mạng: qua email, các ứng dụng mạng xã hội, thương mại điện tử… để học sinh phân tích và thực hành xử lý. Xây dựng kịch bản đối kháng để học sinh biết cách ứng phó linh hoạt khi gặp phải các tình huống lừa đảo trên mạng.
Tổ chức các trò chơi nhập vai, giải câu đố, hoặc Bingo về dấu hiệu lừa đảo. Phát triển ứng dụng hoặc game thực tế ảo để học sinh trải nghiệm và học cách phòng tránh.
Bài học về nhận diện các trang web giả mạo, cách kiểm tra email, và sử dụng công cụ bảo mật; Thực hành phân tích một email lừa đảo giả lập hoặc kiểm tra đường link bằng công cụ như VirusTotal.
Bổ sung các kỹ năng sống và giao tiếp an toàn: Đưa ra quy tắc "Dừng - Kiểm tra - Hành động" khi nhận tin nhắn, email đáng ngờ; Thảo luận các tình huống thực tế về lừa đảo và rút ra bài học ứng xử đúng; Xây dựng nhật ký bảo mật cá nhân: Học sinh ghi lại các lần truy cập mạng và tự đánh giá tính an toàn.
Tạo các đồ họa thông tin với các nội dung nhận diện dấu hiệu lừa đảo, cách kiểm tra nguồn tin uy tín. Phát triển ứng dụng giáo dục với các bài tập trắc nghiệm, game tương tác và thử thách nhóm.
Tổ chức cuộc thi sáng tạo thiết kế poster và meme với nội dung về các chủ đề “Nhận diện kẻ lừa đảo” hoặc “10 dấu hiệu lừa đảo”. Treo poster tại hành lang trường học, phòng máy tính, trên fanpage của trường.
Xây dựng hashtag như #Chống Lừa Đảo Mạng hoặc #An Toàn Trực Tuyến để chia sẻ thông tin. Hỗ trợ, tư vấn trả lời câu hỏi của học sinh về lừa đảo qua mạng. Tạo website, blog, hoặc ứng dụng cảnh báo lừa đảo để cung cấp các nội dung thông tin cần thiết và kỹ năng cơ bản: Nhận diện và Phòng chống lừa đảo qua mạng (phongchongluadao.online/ tuyentruyengiaoduc.com)
Tổ chức các buổi tuyên truyền về an toàn mạng cho phụ huynh để hỗ trợ giám sát con em. Cung cấp tờ rơi, cẩm nang hướng dẫn cách nhận biết và xử lý các trường hợp nghi ngờ lừa đảo. Tạo hòm thư online hoặc đường dây nóng để học sinh báo cáo các tình huống nghi ngờ.
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, vấn nạn lừa đảo qua mạng đang ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi. Đặc biệt, học sinh phổ thông – đối tượng thường xuyên tiếp xúc với Internet nhưng còn hạn chế về nhận thức và kinh nghiệm dễ trở thành mục tiêu của các hành vi lừa đảo.
Việc nâng cao kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo qua mạng cho học sinh phổ thông là một nhiệm vụ cấp thiết, góp phần bảo vệ các em trước các rủi ro trên không gian mạng. Dự án Khoa học xã hội và hành vi "Nâng cao kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo qua mạng cho học sinh" góp phần tăng cường giáo dục về an toàn mạng, xây dựng các công cụ hỗ trợ nhằm trang bị cho học sinh các kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân.
Vừa qua, Đoàn Thanh niên Kiểm toán nhà nước phối hợp với Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí và UBND huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ khánh thành công trình Nhà lưu trú 3 tầng Trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Công trình hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng giúp cho thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Xín Mần có điều kiện nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện thể chất, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất của trường theo chuẩn quốc gia của ngành giáo dục.
Đồng thời, công trình mang một ý nghĩa đặc biệt khi được thực hiện trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập KTNN. Đây là minh chứng sống động cho tinh thần hướng về cộng đồng, thực hiện trách nhiệm xã hội của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước.
.