“Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội một nửa”

(BKTO) - Vai trò, vị trí, sự đóng góp to lớn của phụ nữ với xã hội cũng như vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới luôn là vấn đề quan trọng được cả nhân loại quan tâm, chú ý.

http-media.baokiemtoannhanuoc.vn-files-library-images-site-3-20221020-2.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các đại biểu dự Đại hội Phụ nữ 5 tốt toàn miền Bắc tại Hà Nội (tháng 4/1964). Ảnh: TTXVN

Từ rất sớm, Mác và Ăng-ghen đã chỉ ra: “Một sự bình đẳng thực sự giữa phụ nữ và nam giới chỉ có thể trở thành hiện thực khi đã thủ tiêu được chế độ bóc lột của tư bản đối với cả hai giới và khi công việc nội bộ riêng trong gia đình đã trở thành một nền công nghiệp xã hội”.

V. I. Lênin cũng từng khẳng định: “Giai cấp vô sản sẽ không đạt được tự do hoàn toàn, nếu không giành được tự do hoàn toàn cho phụ nữ”.
Ở Việt Nam, Hồ Chủ tịch và Đảng, Nhà nước, nhân dân ta luôn chú trọng quan tâm, tiến hành nhiều việc làm thiết thực để phát triển phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Ngày 10/10/1959, tại Hội nghị cán bộ thảo luận Luật Hôn nhân và gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng đinh: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già, ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Người đã tặng phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Hồ Chủ tịch chỉ rõ những ưu điểm của phụ nữ so với nam giới: “Ít mắc tệ tham ô, lãng phí, không hay chè chén, ít hống hách, mệnh lệnh như một số cán bộ nam”.

Đặc biệt, Hồ Chủ tịch rất coi trọng, xác định việc giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình quyền. Theo Người chỉ: “Phụ nữ chiếm một nửa tổng số nhân dân. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ”. Từ đó, Người xác định: “Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội một nửa”. Ngày 18/12/1959, Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: “Công dân bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”.

Khi trả lời phỏng vấn của báo chí quốc tế về Hồ Chủ tịch, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã phát biểu: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng con đường giải phóng phụ nữ tại Việt Nam. Người đã thức tỉnh phụ nữ tham gia giải phóng dân tộc, từ đó giải phóng chính mình. Người luôn cảm thông với nỗi thống khổ của phụ nữ Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bọn phong kiến”.

Hồ Chủ tịch cũng chỉ rõ những cách làm cụ thể, yêu cầu từng cán bộ, đảng viên, từng người phải cùng nhau thực hiện. Khi nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Thái Bình vào ngày 01/01/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị: “Chi bộ phải giáo dục đảng viên và nhân dân về quyền bình đẳng giữa vợ chồng, đoàn thể phụ nữ và thanh niên phải bảo ban nhau cách cư xử hòa thuận trong gia đình. Bác mong rằng: Từ nay về sau sẽ không còn thói xấu đánh chửi vợ”.

Thật xúc động khi trước lúc đi xa, trong Di chúc, Hồ Chủ tịch vẫn dành sự quan tâm đến phụ nữ Việt Nam, căn dặn Đảng, Nhà nước tạo thuận lợi, bản thân phụ nữ tích cực phấn đấu: “…Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”.

Hồ Chủ tịch còn thường xuyên, trực tiếp quan tâm, gặp mặt, thăm hỏi, khen thưởng phụ nữ, trong đó có việc tặng Huy hiệu của Bác cho những phụ nữ dũng cảm, đảm đang, những nữ anh hùng… Có thể kể đến: Anh hùng Nguyễn Thị Chiên (Thái Bình) được Bác Hồ viết bài biểu dương đăng trên Báo Nhân Dân; Anh hùng Phạm Thị Vách (Hưng Yên) hai lần được tặng Huy hiệu Bác Hồ; Tiểu đội du kích 10 cô gái thôn Nam Phú (Vĩnh Linh, Quảng Trị) cùng nhận được Huy hiệu Bác Hồ vì “Vững tay cày, hay tay súng”; Anh hùng Nguyễn thị Kim Huế (Quảng Bình) 5 lần được gặp Bác Hồ… Hay như Thiếu tướng Nguyễn Thị Định đã được Bác khen ngợi: “Phó Tư lệnh giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho dân tộc ta”.

Thực hiện tư tưởng, lời dạy và từ gương sáng của Hồ Chủ tịch, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã luôn đồng hành, tạo thuận lợi nhất để phụ nữ phát triển. Bản thân phụ nữ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh cũng đã nỗ lực thực hiện tốt lời dạy của Người: “Về phần mình, chị em phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình, mà tự mình phải tự cường đấu tranh”. Nhờ sức mạnh tổng hợp trên, từ năm 2017 đến 2022, phong trào phụ nữ Việt Nam đã thu được những kết quả to lớn, toàn diện. Chỉ tính riêng lĩnh vực hỗ trợ nhau xóa đói giảm nghèo, trong 3 năm gần đây đã có 11 triệu phụ nữ hưởng ứng hoạt động tiết kiệm, huy động được gần 8.700 tỷ đồng, cho hơn 1,2 triệu phụ nữ vay vốn để ổn định, phát triển cuộc sống. Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, tháng 3/2022 đã đánh giá: Phát huy truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tích cực học tập, năng động sáng tạo trong lao động, nỗ lực phấn đấu… đóng góp hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong phong trào chung của phụ nữ Việt Nam, có đóng góp tích cực của phụ nữ Kiểm toán nhà nước (KTNN). Phụ nữ KTNN chiếm 33% tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Kiểm toán. Những năm qua, với sự quan tâm hỗ trợ của toàn Ngành, phụ nữ KTNN đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua như “Gia đình hạnh phúc - Chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Qua đó, giúp cho phụ nữ KTNN tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, trong đó tỷ lệ nữ KTNN có trình độ đại học trở lên chiếm 95%, số tiến sĩ, thạc sĩ chiếm 50% trên tổng số nữ và chiếm 33% trên tổng số thạc sĩ, tiến sĩ toàn Ngành. Mới đây, trong 2 ngày 12 và 13/10/2022, KTNN đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác bình đẳng giới năm 2022, tạo cơ sở tích cực để phong trào phụ nữ KTNN phát triển sâu rộng hơn nữa, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của toàn Ngành.

Chúng ta tin tưởng, chờ đợi những thành tích mới của phụ nữ KTNN trong nỗ lực cùng phụ nữ cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra: “Phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Tăng cường các chương trình phát triển, hỗ trợ cập nhật tri thức, kỹ năng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới. Kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, mua bán, xâm hại phụ nữ, trẻ em”./.
         

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng con đường giải phóng phụ nữ tại Việt Nam. Người đã thức tỉnh phụ nữ tham gia giải phóng dân tộc, từ đó giải phóng chính mình. Người luôn cảm thông với nỗi thống khổ của phụ nữ Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bọn phong kiến.   Nguyên Phó Chủ tịch nước
   Nguyễn Thị Bình

   
Cùng chuyên mục
  • Bức tranh kinh tế tích cực của Việt Nam không thể bị xuyên tạc
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đã và đang dành được những thành tựu to lớn, toàn diện, hứa hẹn tương lai tươi sáng. Bên cạnh những thuận lợi, thời cơ lớn, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.
  • Phát triển nội lực và thị trường trong nước
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở hàng đầu trên thế giới khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hằng năm lên tới trên dưới 200% GDP và khu vực FDI đóng góp tới khoảng 1/4 tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trên 1/5 GDP. Hơn thế nữa, chính khu vực FDI thường xuyên chiếm tới 3/4 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đi đôi với thặng dư cán cân thương mại trong khi khu vực kinh tế trong nước chịu thâm hụt thương mại thường xuyên. Bên cạnh đó, mấy năm gần đây, Việt Nam tuy có thặng dư cán cân thương mại hàng hó
  • Lãi suất tăng và hệ lụy
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến ngày 16/9/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 10,47% so với cuối năm 2021 và tăng 17,19% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, tăng trưởng huy động toàn hệ thống mới chỉ đạt 4,17% so với cuối năm 2021, tăng 2,95% so với cùng kỳ năm 2021.
  • “Không tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung”
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Trong quá trình sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là việc sửa chữa khuyết điểm của cán bộ, đảng viên.
  • Hiệu quả Tháng Thanh niên từ tình cảm, trách nhiệm, nghĩa vụ của cộng đồng
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Từ nhiều năm nay, Tháng Thanh niên được cả nước triển khai thực hiện có hiệu quả về nhiều mặt, góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng phong trào thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội một nửa”