Ngành nông nghiệp không còn nợ đọng xây dựng cơ bản và công trình tồn đọng

(BKTO) - Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp vừa cho biết tại Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình (Bộ NNPTNT) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

le-1.jpg
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Cục Quản lý xây dựng công trình. Ảnh: N.Lộc

Những công trình mang lại giá trị kinh tế lớn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, xác định hạ tầng nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống thủy lợi đóng vai trò quan trọng, không chỉ với ngành NNPTNT, mà còn đối với an ninh nguồn nước, nền kinh tế, Đảng, Nhà nước đã chủ trương quan tâm, tăng cường đầu tư cho lĩnh vực này.

Hiện nay, Bộ NNPTNT là một trong những đơn vị có kinh phí đầu tư công lớn nhất cả nước, trong đó phần lớn là dành cho hạ tầng nông nghiệp. Vài năm gần đây, cơ bản Bộ không có tình trạng công trình bị tồn đọng, kéo dài thời gian thực hiện; không còn tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản...

_dsc8600.jpg

Ngành nông nghiệp nằm trong số ít ngành không còn nợ đọng xây dựng cơ bản. Kết quả này có đóng góp rất lớn của Cục Quản lý xây dựng công trình

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp

Từ những nguồn lực đầu tư, đến nay có trên 300 dự án công trình thủy lợi trên phạm vi cả nước và trên 200 dự án công trình nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, diêm nghiệp và phát triển nông thôn đã hoàn thành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, thay đổi diện mạo ở nhiều địa phương.

Đặc biệt, thông qua đầu tư xây dựng các dự án trong lĩnh vực thủy lợi giai đoạn 2016-2020, dung tích hồ chứa tăng thêm gần 1,400 tỷ m3; diện tích tưới tăng thêm khoảng 80.500 hécta; tạo nguồn, nâng cao năng lực tưới khoảng 319.000 hécta; nâng cao năng lực tiêu khoảng 402.500 hécta; kiểm soát mặn, giữ ngọt cho khoảng 1,1 triệu hécta; cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, dịch vụ, mang lại niềm vui cho người dân khắp mọi miền đất nước.

Phát biểu tại buổi Lễ, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình Nguyễn Hải Thanh cho biết, khó có thể thống kê đầy đủ những công trình mà Cục đã quản lý đầu tư trong suốt 20 năm qua và giá trị của những công trình mang lại, nhưng chỉ tính riêng từ năm 2016 đến nay, cả nước đã hình thành thêm những công trình thủy lợi chuyển dịch sang hướng đa mục tiêu như Bản Lải (Lạng Sơn), hồ Bản Mồng (Nghệ An), hồ Ngàn Trươi (Hà Tĩnh), cống âu thuyền Ninh Quới tại Bạc Liêu và đặc biệt là sự thay đổi trong tư duy kiểm soát triều, kiểm soát mặn, ngọt, lợ phục vụ sản xuất. Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được coi là "siêu cống” lớn nhất Việt Nam.

Trong giai đoạn 2016-2020, Cục được giao quản lý 151 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng. Cục đã tham mưu Bộ chỉ đạo các đơn vị đầu mối thẩm định, các chủ đầu tư, chủ dự án thực hiện nhiều giải pháp gỡ vướng mắc từng dự án, rút ngắn thời gian hoàn thành. Nếu tính cả số giải ngân của vốn được kéo dài sang năm sau, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của Bộ NNPTNT các năm qua đều đạt trên 98%.

Không ngừng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào xây dựng

Theo Cục trưởng Nguyễn Hải Thanh, để có được thành quả đó, tập thể lãnh đạo, công chức, người lao động của Cục không ngừng đổi mới sáng tạo, chuyển từ tư duy quản lý hành chính sang tư duy quản lý hành chính phục vụ, gắn kết với các cơ quan, đơn vị chuyên môn của Bộ để xây dựng được 148 tiêu chuẩn TCVN; 04 quy chuẩn quốc gia QCVN; 22 định mức kinh tế kỹ thuật... Qua đó, đã áp dụng nhiều giải pháp về kết cấu công trình, công nghệ xây dựng và vật liệu mới để giảm chi phí, nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Xây dựng được 850 bộ mã định mức dự toán dựa trên các định mức kinh tế, kỹ thuật chuyên ngành phù hợp với nhu cầu thực tế.

"Cũng nhờ đó mà tiến độ triển khai các dự án xây dựng tại Bộ cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra" - ông Thanh cho biết. 

Ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của Cục Quản lý xây dựng công trình sau 20 năm hình thành, phát triển, Cục Quản lý xây dựng công trình đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Nhiều tập thể, cá nhân của Vụ được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen trong dịp này...

Trong công tác quản lý xây dựng công trình, đơn vị luôn chú trọng đến thiết kế mỹ thuật các công trình. Điển hình là nhiều loại đập được xây dựng như: đập tràn hình zích-zắc Phước Hòa; đập tràn hình phím đàn Piano (đập Văn Phong); đập đá đổ bản mặt bê tông (Cửa Đạt); hàng loạt đập ứng dụng bê tông đầm lăn (Đồng Mít, đập hồ chứa nước Sông Cái (hệ thống thủy lợi Tân Mỹ), Bản Lải...)...

Bộ NNPTNT cũng là cơ quan đầu tiên của Chính phủ ban hành tiêu chuẩn sử dụng tro bay trong bê tông khối lớn cho công trình thủy lợi.

_dsc8490.jpg
Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình Nguyễn Hải Thanh phát biểu tại buổi Lễ. Ảnh: N.Lộc

Đặc biệt, việc chuyển đổi tư duy đầu tư hệ thống kênh sang hệ thống dẫn nước đã thúc đẩy áp dụng hàng loạt công nghệ mới, như công nghệ đường ống thép cỡ lớn, đường ống cốt sợi thủy tinh, đường ống HDPE để luân chuyển nước qua các địa hình phức tạp như đồi núi, sườn dốc…

Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ là công trình đầu tiên của Việt Nam được đầu tư hệ thống dẫn nước bằng ống kín để phục vụ tưới cho vùng hạ du, có thể chuyển nước qua nhiều địa hình phức tập đến các vùng khô hạn như Cam Ranh (Khánh Hòa). Đến nay, đã có khoảng 20 công trình áp dụng mô hình này trên cả nước.

Tại buổi Lễ, các ý kiến cũng đã phát biểu đánh giá về những kết quả đạt được của lĩnh vực đầu tư xây dựng nông nghiệp, trong đó đều đánh giá cao vai trò của Cục Quản lý xây dựng công trình, nhất là trong việc đưa công trình đầu tư hoàn thành đúng và vượt thời hạn, không còn nợ đọng xây dựng… 

Cùng chuyên mục
  • Cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù xây dựng công trình giao thông đường bộ
    9 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Tại phiên họp chiều 28/11, với 93,93% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
  • Nâng vốn Nhà nước tham gia PPP để nâng lợi ích cho xã hội
    9 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 21/11, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ kiến nghị nâng tỷ lệ vốn nhà nước trong dự án đầu tư theo phương thức PPP đối với dự án đường cao tốc từ Đồng Đăng tới Trà Lĩnh lên 70% và dự án đường ven biển Thái Bình là 80%.
  • Tìm giải pháp gia tăng huy động nguồn lực tài chính cho phát triển cơ sở hạ tầng
    9 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế, việc tìm kiếm những giải pháp để gia tăng huy động nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra hiện nay.
  • Tìm nguồn vốn hợp pháp cho dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
    9 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Do toàn bộ số vốn còn lại chưa giải ngân hết đã bị hủy dự toán, không còn tiền để chuyển nguồn nên phương án Chính phủ đề xuất kéo dài thời gian giải ngân vốn của dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành đến năm 2024 là không thể thực hiện được.
  • Gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành
    9 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Đa số đại biểu Quốc hội thống nhất điều chỉnh thời gian một số nội dung thực hiện Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; đồng thời đề nghị Chính phủ đánh giá rõ hơn nguyên nhân, có giải pháp quyết liệt hơn, không để xảy ra tình trạng tiếp tục phải điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn tiếp theo.
Ngành nông nghiệp không còn nợ đọng xây dựng cơ bản và công trình tồn đọng