Ngành sản xuất Việt Nam suy giảm kỷ lục

(BKTO) - Trong tháng 4/2020, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam ghi nhận mức độ suy giảm kỷ lục do tác động của đại dịch virus corona (Covid-19), bao gồm sự sụt giảm ở cả sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm và hoạt động mua hàng khi các công ty phải ngừng hoạt động và hủy các đơn đặt hàng.



                
   

"Sức khỏe" ngành sản xuất suy giảm kỷ lục khi các công ty phải ngừng hoạt động và hủy các đơn đặt hàng - Ảnh: N.H

   

Ngày 4/5, IHS Markit công bố chỉ số Nhà Quản trị mua hàng - PMI của Việt Nam tháng 4/2020 giảm 9,2 điểm so với tháng 3/2020, xuống mức 32,7 điểm, cho thấy một tháng suy giảm kỷ lục của sức khỏe lĩnh vực sản xuất. Các điều kiện kinh doanh đã xấu đi hơn trong suốt ba tháng qua.

Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề nhất lên sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản xuất. Cả hai tham số này đều giảm nghiêm trọng trong tháng 4 khi các đơn hàng bị hủy và các công ty ngừng hoạt động. Trong đó, lượng đơn hàng xuất khẩu mới có mức giảm mạnh hơn, cho thấy ảnh hưởng của dịch bệnh lên các thị trường trên thế giới.

Khoảng hai phần ba số người trả lời khảo sát cho biết sản lượng giảm trong tháng 4. Sự sụt giảm được ghi nhận ở cả ba lĩnh vực được khảo sát, dẫn đầu là lĩnh vực sản xuất hàng hóa trung gian.

Việc thiếu các đơn đặt hàng mới dẫn đến giảm mạnh lượng công việc tồn đọng. Khối lượng công việc giảm khiến các nhà sản xuất giảm lực lượng lao động, trong khi cũng có một số báo cáo cho thấy tình trạng nhân viên nghỉ việc. Mức độ giảm việc làm là mạnh nhất từng được ghi nhận, và đây là tháng thứ hai liên tiếp một mức thấp mới được ghi nhận.

Hoạt động mua hàng cũng giảm với mức độ đáng kể do số lượng đơn đặt hàng mới giảm, nhu cầu sản xuất giảm và các công ty ngừng hoạt động. Trong khi đó, tình trạng nhập khẩu hàng hóa khó khăn, khan hiếm nguyên vật liệu và những trở ngại với hoạt động đi lại đã khiến thời gian giao hàng của nhà cung cấp bị kéo dài thêm nhiều nhất kể từ khi hoạt động khảo sát bắt đầu vào tháng 3/2011.

Giá cả đầu vào cũng ghi nhận mức giảm nhanh nhất kể từ tháng 9/2015 do thiếu nhu cầu hàng hóa đầu vào và giá dầu giảm.Theo đó, các công ty sản xuất tiếp tục giảm giá cả đầu ra, với tốc độ giảm mạnh và nhanh nhất trong lịch sử khảo sát, tương đương tốc độ giảm trong tháng 6/2012.

Đáng chú ý, lần đầu tiên trong lịch sử khảo sát tính đến thời điểm này, các công ty đã có thái độ tiêu cực về triển vọng sản xuất trong năm tới. Tâm lý kinh doanh đã xấu đi khi có những lo ngại ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 có thể kéo dài. Khoảng 40% số người trả lời khảo sát cho rằng triển vọng là tiêu cực trong tháng 4.
Theo haiquanonline.com.vn
Cùng chuyên mục
  • Điểm sáng của ngành Dầu khí trong khủng hoảng kép
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) Trong thời điểm cả thế giới khủng hoảng vì dịch bệnh Covid-19 và ngành Dầu khí Việt Nam còn chịu thêm khủng hoảng từ việc giá dầu giảm sâu, thì những tín hiệu vui từ các dự án mới nhận trong năm 2020 của Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất (DQS) thực sự là một điểm sáng.
  • Giữ việc làm cho người lao động  trong dịch Covid-19
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam nhận định, ở nước ta, những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nhất của dịch Covid-19 hiện đang sử dụng hơn 22,1 triệu lao động, bởi vậy, người lao động đang đối mặt với những rủi ro rất lớn về việc làm. Chính phủ nên hướng sự hỗ trợ vào những DN có thực hiện các biện pháp để giữ người lao động (NLĐ), giảm thiểu sa thải lao động; đồng thời, cần có chính sách cho nông dân, hộ kinh doanh và DN siêu nhỏ.
  • Hàng loạt đề xuất miễn, giảm thuế,  phí lên tới hơn 46.000 đồng
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Bộ Tài chính đã và đang đề xuất miễn, giảm thuế, phí lên đến 46.000 tỷ đồng, bên cạnh việc khẩn trương triển khai gói hỗ trợ 180.000 tỷ đồng nhằm gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho người dân và DN chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
  • Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng  lớn đến cộng đồng doanh nghiệp
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Những tác động, ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 đến cộng đồng DN đã được lượng hóa bằng những con số cụ thể, như: mức gia tăng thấp của số DN thành lập mới, việc giảm sút về số vốn bổ sung hoặc cam kết đưa vào kinh doanh, quy mô DN và sự gia tăng mạnh mẽ của số DN ngừng hoạt động trong ngắn hạn. Thực tế đòi hỏi cần phải có những giải pháp mạnh mẽ hỗ trợ DN trụ vững trong khó khăn.
  • Ưu tiên chiến lược giúp doanh nghiệp lớn ứng phó với đại dịch Covid-19
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Khuyến nghị được các chuyên gia đưa ra cho các DN lớn của Việt Nam để ứng phó với đại dịch Covid-19 là phải chuẩn bị sẵn sàng nhất cho tình huống xấu nhất và chuẩn bị tốt nhất để phục hồi nhanh chóng trong kịch bản khả thi nhất.
Ngành sản xuất Việt Nam suy giảm kỷ lục