Nhiều đề xuất mới trong quy chế đào tạo trình độ đại học

(BKTO) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Quy chế đào tạo trình độ đại học, trong đó có bổ sung nhiều đề xuất mới.



                
   

Ảnh minh họa

   

Thứ nhất, tất cả các chương trình đào tạo phải được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, không xây dựng chương trình đào tạo theo đơn vị học trình như Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006.

Thứ hai, đẩy mạnh quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học. Cụ thể: Có nhiều nội dung giao thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định: Quy định nội bộ về công tác đào tạo trình độ đại học trên cơ sở Quy chế này và phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường; công nhận tín chỉ đã tích luỹ của người học.

Thủ trưởng cơ sở đào tạo được tự chủ quyết định việc thực hiện liên kết đào tạo, đào tạo cho người đã có bằng đại học khi đáp ứng các yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình theo quy định trong Quy chế, thay vì trình đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép như các văn bản hiện hành.

Thứ ba, quy định về dạy học theo hình thức trực tuyến: Khoản 2, Điều 3 dự thảo nêu rõ: “Trên cơ sở bảo đảm các điều kiện để tổ chức giảng dạy trực tuyến theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến không được vượt quá 20% số tín chỉ của chương trình đào tạo”.

Tuy nhiên để kiểm soát chất lượng đào tạo, các trường chỉ thực hiện nội dung này khi đảm bảo điều kiện để tổ chức giảng dạy trực tuyến theo quy định hiện hành tại Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT quy định về đào tạo từ xa trình độ đại học và Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng có một điểm mới nữa là, quy định về học cùng lúc hai chương trình cao hơn trước đây: Khoản 2 Điều 22 quy định sinh viên được học cùng lúc hai chương trình nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Đáp ứng điều kiện đầu vào của chương trình đào tạo thứ hai trong năm tuyển sinh và có điểm trung bình tích lũy đạt 2,0 trở lên của học kỳ chính học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình đào tạo thứ nhất.

Sau khi kết thúc học kỳ chính học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình đào tạo thứ nhất, có điểm trung bình tích lũy đạt 2,5 trở lên và đáp ứng điều kiện đầu vào của chương trình đào tạo thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo.

Nội dung sửa đổi này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện cho những sinh viên có năng lực thực sự thực hiện được việc học cùng lúc hai chương trình và chuyển đổi ngành nghề sau này khi cần thiết. Những nội dung sửa đổi này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học. Như vậy sẽ chỉ những sinh viên có năng lực thực sự mới thực thực hiện được học cùng lúc hai chương trình.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
ĐÔNG SƠN
Cùng chuyên mục
  • Đổi mới phương thức quản lý hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4 và vấn đề số hóa đối với lao động di cư, việc sửa đổi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là yêu cầu cấp thiết nhằm đổi mới một cách căn bản phương thức quản lý hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, để phù hợp với những tiến bộ mới về khoa học công nghệ, phát triển việc làm ngoài nước và bảo hộ quyền làm việc của công dân.
  • Tuyên truyền kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Công tác tuyên truyền kỷ niệm cần đa dạng, phong phú, có sức lan tỏa sâu rộng, tương xứng với tầm vóc lịch sử, thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn với tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, góp phần tạo nên không khí phấn khởi thi đua và sự chuyển biến tích cực, rõ nét trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của các cấp, ngành, đoàn thể từ Trung ương tới địa phương, cơ sở.
  • Trên 3,8 triệu ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 6 giờ sáng 7/5 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 3.810.774 ca mắc Covid-19. Như vậy, chỉ trong 24 giờ qua đã có thêm 84.734 người mắc bệnh và 5.870 người chết trên toàn thế giới. Trong khi đó, Việt Nam cùng 4 quốc gia khác đã tạo nên kỳ tích trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 nhờ việc áp dụng nhiều biện pháp hiệu quả.
  • Vừa học, vừa phòng chống dịch
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 4.5, học sinh 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã đi học trở lại. Để phòng, chống dịch Covid-19, các trường áp dụng nhiều giải pháp như: Chia lớp học, chia ca học để giảm sĩ số học sinh trên lớp; kết hợp giữa dạy học trực tiếp và dạy học qua internet, trên truyền hình…
  • Khôi phục du lịch sau dịch Covid-19: Ngành du lịch lo "mất" nhân lực
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sau một thời gian dài phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19, từ ngày 25.4, đặc biệt là trong dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 nhiều điểm đến du lịch trong cả nước đã mở cửa trở lại. Tuy nhiên, theo dự báo, phải đến đầu quý III, thậm chí đến hết năm 2020, ngành du lịch mới có thể hồi phục. Giới chuyên gia nhận định, dịch bệnh đã tác động mạnh tới nhân lực khi các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân viên hoặc cho nghỉ việc.
Nhiều đề xuất mới trong quy chế đào tạo trình độ đại học