Nhiều kiến nghị đầu tư hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh An Giang

(BKTO) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang liên quan đến kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh này.

an-giang.jpg
Tuyến đường dẫn cầu Tân An thuộc tỉnh lộ 952. Ảnh: ST

Theo đó, về đầu tư xây dựng tuyến tránh các đô thị Cái Dầu, Vĩnh Thạnh Trung, Bộ GTVT thống nhất về sự cần thiết đầu tư tuyến đường đi song hành với Quốc lộ 91, nối đường tỉnh ĐT.945 và đường tỉnh ĐT.947.

Bộ GTVT đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh An Giang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của tỉnh phối hợp chặt chẽ với Cục Đường bộ Việt Nam - là cơ quan đang được giao lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành để hoạch định quy hoạch tuyến cho phù hợp, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch các cấp làm cơ sở cho việc đầu tư dự án khi bố trí được nguồn vốn.

“Bộ GTVT ủng hộ việc hỗ trợ nguồn vốn cho đầu tư xây dựng công trình và sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh An Giang và các Bộ, ngành có liên quan để nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư phù hợp” - Bộ GTVT khẳng định.

Về đề xuất đầu tư xây dựng cầu Tân Châu - Hồng Ngự trên Quốc lộ N1, tạo điều kiện thuận lợi lưu thông và tiêu thụ hàng hóa cho các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Long An…, tăng cường kết nối giao thương với nước bạn Campuchia, Bộ GTVT cũng thể hiện sự thống nhất về tính cần thiết đầu tư công trình này.

Theo Bộ GTVT, công trình sẽ góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế tỉnh An Giang nói riêng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2021-2025, nguồn lực phân bổ cho Bộ rất hạn hẹp, trong khi cần ưu tiên bố trí cho các dự án động lực, quan trọng khiến việc bố trí nguồn vốn để thực hiện việc đầu tư cầu Tân Châu - Hồng Ngự nhằm thay thế bến phà Tân Châu - Hồng Ngự chưa thể thực hiện.

Về xem xét công nhận tỉnh lộ 952 (thị xã Tân Châu) là Quốc lộ 80B và đầu tư nâng cấp mở rộng hoặc đầu tư tuyến mới kết nối tuyến N1. Bộ GTVT cho rằng, theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các tuyến đường tỉnh lộ ĐT.942, ĐT.954, ĐT.953 qua địa bàn các tỉnh Đồng Tháp và An Giang được quy hoạch nâng thành Quốc lộ 80B với tổng chiều dài khoảng 120km; quy mô cấp III, 2 - 4 làn xe.

Đồng thời, tại Khoản 4, mục III, Điều 1, Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 quy định: Các tuyến đường địa phương được quy hoạch thành quốc lộ trong quyết định này chỉ nâng lên quốc lộ sau khi được đầu tư bảo đảm quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy hoạch và không thấp hơn quy mô đường cấp IV, 2 làn xe.

Trên cơ sở đó, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh An Giang huy động nguồn lực của địa phương đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tỉnh này, đảm bảo các tiêu chí nâng lên thành quốc lộ.

Khi hoàn thành công tác đầu tư xây dựng đảm bảo tiêu chí, tỉnh An Giang hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ GTVT phối hợp hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết để quyết định điều chuyển tài sản theo quy định. Sau khi tiếp nhận tài sản, Bộ sẽ công bố Quốc lộ 80B theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và xem xét đầu tư nâng cấp mở rộng vào thời điểm thích hợp./.

Cùng chuyên mục
  • Hơn 3.750 tỷ đồng đầu tư xây dựng các dự án giao thông tại tỉnh Vĩnh Long
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có quyết định giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án 7 lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 54 qua tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, do khó khăn trong cân đối nguồn lực nên Bộ chưa thể bố trí được nguồn vốn để thực hiện việc cải tạo, nâng cấp dự án.
  • Nam Định đã có 330 sản phẩm OCOP xếp hạng từ 3 sao trở lên
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Tính đến tháng 7/2023, toàn tỉnh Nam Định đã có 330 sản phẩm của 183 cơ sở sản xuất được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh công nhận và xếp hạng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình 1719), tỉnh Kon Tum đã bám sát các chương trình, nỗ lực triển khai hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ để thúc đẩy mục tiêu giảm nghèo cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
  • Nhật Bản chiếm hơn 61% tổng vốn đầu tư tại Khánh Hòa
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa khẳng định, Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng và chiến lược trong thu hút đầu tư của tỉnh. Trong những năm qua, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến với doanh nghiệp (DN) Nhật Bản và thu được những kết quả nhất định.
  • Lâm Đồng: Gần 280 sản phẩm OCOP được cập nhật trên các trang thương mại điện tử
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Đây là thông tin được công bố tại Hội nghị xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Lâm Đồng phối hợp với Tổng Hội Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chiều ngày 03/8.
Nhiều kiến nghị đầu tư hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh An Giang