Nhìn rõ tồn tại để có giải pháp hiệu quả

(BKTO)- Đây là yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khi cho ý kiến vềcác báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội và thực hiện NSNN 6tháng đầu năm 2016 tại phiên họp thứ 50. Đánh giá thực tế khách quan khó khănvà những nỗ lực, quyết liệt của Chính phủ trong điều hành, quản lý, UBTVQH chorằng, Chính phủ cần đánh giá sâu và nhìn nhận rõ hơn những tồn tại, hạn chếtrong thời gian qua để có những giải pháp tháo gỡ thực sự hiệu quả.



Nhiều hạn chế, thách thức

Các báo cáo của Chính phủ nổi lên nhiều vấn đề đáng chú ý: Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 5,52%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước là 6,32%; Thu NSNN không đạt tiến độ, bằng 47% dự toán, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2015 và là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 2 năm gần đây, trong đó mức thu đạt thấp hơn cùng kỳ năm trước ở tất cả các nguồn thu; chi NSNN bằng 44,2% dự toán, tăng 4,9% so với cùng kỳ 2015… Công tác bảo vệ môi trường còn yếu kém, thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp. Đặc biệt sự cố môi trường biển miền Trung đã gây ra hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với đời sống sản xuất trong vùng mà còn hủy hoại môi trường sinh thái…


Nhà máy Đạm Ninh Bình là 1 trong nhiều dự án thua lỗ, gây tổn thất NSNN.Ảnh: TK
Từ góc độ cơ quan thẩm tra, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm GDP chỉ đạt 5,52%, để đạt mức tăng trưởng như chỉ tiêu Quốc hội giao, GDP 6 tháng cuối năm sẽ phải tăng gần 7,6%. Điều này là khó khả thi, đặc biệt trong bối cảnh không thể nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa trong 6 tháng cuối năm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 6 tháng đầu năm tăng ở mức hợp lý nhưng sẽ có nhiều áp lực dồn lên CPI trong 6 tháng cuối năm, đòi hỏi phải kiên trì và có biện pháp kiểm soát đồng bộ thì mới thực hiện được mục tiêu kiểm soát lạm phát theo nghị quyết Quốc hội.

Cùng với nỗi lo về các chỉ tiêu sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu đạt thấp, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng âm, tiến độ thực hiện cổ phần hoá DNNN vẫn chậm chạp làm lãng phí và sử dụng kém hiệu quả nguồn lực của Nhà nước khi 6 tháng đầu năm chỉ có 38 DNNN và 2 đơn vị sự nghiệp công lập được cổ phần hoá.
Nợ công và nợ bảo lãnh Chính phủ tăng cao. Nợ xấu ngân hàng đến cuối tháng 4/2016 là 2,81% so với tổng dư nợ, nhưng thực chất còn ở mức cao nếu tính cả nợ chuyển bán sang Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (đến tháng 5/2016 là 246.986 tỷ đồng).

Báo cáo thẩm tra cũng chỉ ra tình trạng một số dự án, công trình quy mô lớn không thể đưa vào hoạt động, không tạo ra tăng trưởng, việc làm, thua lỗ nặng nề và nguy cơ phá sản, gây tổn thất lớn đến tài sản Nhà nước. Điển hình như: dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình do Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình (Tập đoàn Hoá chất) đầu tư với số vốn 12.000 tỷ đồng nhưng qua 4 năm hoạt động, mỗi năm lỗ khoảng 2.000 tỷ đồng; Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ của Công ty Cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 7.000 tỷ đồng nhưng đã phải tạm ngừng hoạt động. Dự án nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất là một trong ba nhà máy ethanol trọng điểm quốc gia với số vốn đầu tư lên đến hơn 2.200 tỷ đồng đã dừng hoạt động….

Cần đánh giá cho hết nguyên nhân

Trước thực tế trên, đa số ý kiến của UBTVQH cho rằng, Chính phủ cần nhìn sâu hơn vào những khó khăn, tồn tại, hạn chế vừa qua; làm rõ nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan của các tồn tại đó để có biện pháp giải quyết hiệu quả.

Lo lắng tốc độ tăng trưởng khó đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, cho rằng đánh giá của Chính phủ cần sâu hơn nữa để thấy rõ nguyên nhân “giống như người lính biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng, anh phải tìm hết được lý do”. Tương tự, đối với vấn đề Formosa, theo Phó Chủ tịch Quốc hội dù giải quyết bước đầu rất tốt, nhưng tiềm ẩn sâu sa còn rất nhiều vấn đề phức tạp mà Chính phủ chưa đánh giá hết. Bên cạnh những vấn đề về mặt kinh tế còn liên quan đến quốc phòng an ninh. Có thực hiện được tăng trưởng GDP hay không thì đây là vấn đề tác động rất lớn.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nêu quan điểm: Chính phủ cho rằng nguyên nhân quan trọng dẫn đến những tồn tại, nổi cộm của nền kinh tế là do động lực mà những cải cách trước đây đã tạo ra không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển, mô hình tăng trưởng bộc lộ nhiều bất cập…Vậy Chính phủ cần làm rõ vì sao động lực cải cách không còn phù hợp? Mô hình tăng trưởng bộc lộ những bất cập gì? Cần nhìn nhận xem đó là do mô hình hay do cách thức tổ chức thực hiện.

Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường, bà Nga đề nghị, cần rà soát, kiểm tra các nguồn thải của các khu vực sông, biển; kiểm tra lại đánh giá đánh giá tác động môi trường của các dự án xem có đáp ứng được yêu cầu, vì đây là “barie” quan trọng đầu tiên để các dự án đảm bảo môi trường. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến thì yêu cầu, làm rõ nguyên nhân chủ quan trong phê duyệt, thẩm định dự án của Formosa. Vì theo ông, đây là dự án được phê duyệt rất nhanh, cả chủ trương và đánh giá tác động môi trường, các yêu sách cũng được đáp ứng rất nhanh, và sau đó thảm họa xảy ra cũng rất nhanh.
Ở góc độ khác, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng - An ninh Võ Trọng Việt băn khoăn: Nhiều chương trình dự án đầy đủ thủ tục, đúng quy trình nhưng vì sao khi kiểm tra vẫn phát hiện thất thoát, không hiệu quả, nhiều sai phạm lớn. Ông Việt đề nghị “đã đến lúc chúng ta phải xem lại quy trình và thủ tục, nếu không mổ xẻ ra mà cứ để thế này thì sẽ mất lòng tin của nhân dân”.

Đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu, báo cáo của Chính phủ cần nghiên cứu tiếp thu ý kiến của UBTVQH, đặc biệt phải nêu rõ những giải pháp hiệu quả trong điều hành 6 tháng cuối năm để đạt mục tiêu tổng quát đề ra.
NGUYỄN HỒNG
Cùng chuyên mục
  • Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP: Còn nhiều “rào cản“
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Canh tác chè truyền thống dựachủ yếu vào các loại phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồngốc hóa học đang để lại nhiều hệ quả tiêu cực với sức khỏe con người và môitrường sinh thái, ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu. Do vậy, hướng đến nền sản xuất chètheo quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) là một hướng đi tấtyếu của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, dù đã có định hướng từ lâu nhưng kết quảđạt được vẫn chưa đáng là bao.
  • Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình nông thôn mới
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghịsơ kết 6 tháng đầu năm 2016 của Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêuquốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) được tổ chức mới đây tại Hà Nội.Trong đó, giải quyết nợ đọng xây dựng NTM và hoàn thiện bộ tiêu chí NTM cho phùhợp với điều kiện của mỗi vùng miền là những nội dung trọng tâm trong giai đoạntới.
  • Thời gian “vàng” chuẩn bị cho hội nhập EVFTA
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Trải qua 14 vòng đàm phán, các văn kiện của Hiệp định Thương mại tự doViệt Nam- EU (EVFTA) đã được công bố vào tháng 2/2016. Hiện nay, các bên đang tích cựcrà soát lại để đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ các nội dung. Dự kiến, năm2017, Hiệp định sẽ được ký kết chính thức và có hiệu lực từ năm 2018 với lộtrình thực hiện cam kết toàn diện đến 10 năm sau. Đây là quãng thời gian “vàng”để các DN Việt Namgấp rút chuẩn bị hành trang thâm nhập vào thị trường EU.
  • Vượt thách thức hội nhập TPP
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BTKO) - Các đại biểu tham dự Hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩutrong hội nhập TPP” do Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) tổ chức cuốituần qua thêm một lần nữa nhấn mạnh những cơ hội, thách thức đối với DN ViệtNam, đồng thời đưa ra những kiến nghị chính sách phù hợp, cũng như hướng dẫn DNgiải pháp tận dụng ưu đãi trong TPP một cách hiệu quả.
  • Nhiều bất cập trong quản lý chất thải công nghiệp
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chưa cần đến nghi vấn xả thải của Công ty GangThép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, thực trạng xả thải công nghiệp gây ô nhiễmvẫn luôn là vấn đề nan giải đối với cơ quan quản lý và là nỗi bức xúc của dưluận. Hàng loạt vụ xả thải từng được phát giác trước đây của các công ty nhưVedan, Hào Dương, Tung Kuang, PangRim Neotex… ít nhiều đặt ra những dấu hỏi vềsự bất cập, hạn chế của các chính sách cũng như tình hình thực thi về quản lý,giám sát ô nhiễm công nghiệp.
Nhìn rõ tồn tại để có giải pháp hiệu quả