Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP: Còn nhiều “rào cản“

(BKTO)- Canh tác chè truyền thống dựachủ yếu vào các loại phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồngốc hóa học đang để lại nhiều hệ quả tiêu cực với sức khỏe con người và môitrường sinh thái, ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu. Do vậy, hướng đến nền sản xuất chètheo quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) là một hướng đi tấtyếu của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, dù đã có định hướng từ lâu nhưng kết quảđạt được vẫn chưa đáng là bao.




Diện tích chè VietGAP trên cả nước thời gian qua giảm mạnh so với quy hoạch đã được xác định. Ảnh: TK
Kết quả bước đầu

TS. Đặng Văn Thư - Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm - nghiệp miền núi phía Bắc cho biết: Tính đến năm 2014, tổng diện tích chè cả nước đạt khoảng 132 nghìn ha. Hiện tại, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chứng nhận cho 197 cơ sở sản xuất chè áp dụng VietGAP với tổng diện tích khoảng 9.300 ha, trong đó tập trung tại một số tỉnh trọng điểm về chè như: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên và Lâm Đồng với sản lượng chè búp tươi đạt tiêu chuẩn VietGAP khoảng 790,5 tấn. Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu 125 nghìn tấn chè, trị giá 213 triệu USD, giảm 5,8% về khối lượng và giảm 6,6% về giá trị so với năm 2014.

Để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu, nhiều địa phương đã chú trọng đến phát triển các vùng sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Điển hình như tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và hỗ trợ nông dân đầu tư thâm canh, trong đó áp dụng quy trình VietGAP từ năm 2009. Hiện, toàn tỉnh có trên 80% diện tích chè tại các vùng sản xuất chè tập trung sản xuất theo hướng an toàn, trong đó có 46 mô hình chè được chứng nhận VietGAP với tổng diện tích khoảng 600 ha (1.694 hộ tham gia), sản lượng chè búp tươi đạt khoảng 6.800 tấn. Thu nhập của người trồng chè được cải thiện, năm 2015, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích trồng chè đạt 100 triệu đồng/ha.

Tại Tuyên Quang, năm 2014, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch trồng trọt đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định chè là cây trồng hàng hóa chủ lực có lợi thế của tỉnh, với mục tiêu ổn định diện tích chè toàn tỉnh khoảng 8.800 ha. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 2 cơ sở được cấp chứng nhận VietGAP; diện tích chè đã được chứng nhận VietGAP là 15,6 ha; có 20 DN, hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong chế biến chè.

Nông dân chưa mặn mà

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu ngày càng kiểm soát chặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì việc triển khai các mô hình trồng chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là đòi hỏi tất yếu. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Mạnh - Trưởng phòng Cây công nghiệp - cây ăn quả (Cục Trồng trọt), diện tích chè VietGAP trên cả nước thời gian qua không những không tăng mà còn giảm từ hơn 9.000 ha (tháng 8/2015) xuống chỉ còn 4.000 ha (tháng 6/2016).

Hơn thế nữa, kết quả điều tra của Cục BVTV mới đây cho thấy, có tới 64% nông dân sử dụng hỗn hợp 2 loại thuốc khi phun trong khi bà con không hề biết việc phối trộn này sẽ làm tăng nồng độ thuốc lên nhiều lần; gần 50% nông dân phun trên 7 lần/vụ, có hộ phun tới 4 lần/tháng, gây lãng phí trong sử dụng thuốc, gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn thực phẩm cho sản phẩm chè.

Sản xuất chè VietGAP chưa được người nông dân mặn mà có nhiều nguyên nhân. Theo bà Đỗ Thị Đức Lý - Công ty cổ phần Chè Tân Cương Hoàng Bình (Thái Nguyên), thủ tục đăng ký VietGAP hiện còn rườm rà, tốn kém, chứng nhận chỉ có giá trị trong thời hạn 1 năm, trong khi thời gian thẩm định có khi mất đến 6 tháng. Mặt khác, thị trường chè VietGAP và chưa VietGAP không có sự phân biệt rõ ràng nên người sản xuất VietGAP không có động lực. Điển hình là hiện nay, nhãn hiệu trà Tân Cương, trà Thái Nguyên đang tràn lan ở nhiều nơi, nguồn gốc và xuất xứ của chè không được kiếm chứng gây ảnh hưởng lớn tới uy tín, chất lượng thương hiệu chè của Thái Nguyên.

Để khắc phục điều này, các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, phải đơn giản hóa quy trình thủ tục xin chứng nhận VietGAP, giảm thiểu các tiêu chí rườm rà để người nông dân dễ thực hiện, rút ngắn thời gian xác nhận đồng thời tăng thời gian chứng nhận để người dân yên tâm sản xuất. Đẩy mạnh chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, giúp nâng cao giá bán sản phẩm chè VietGAP, tạo động lực cho người sản xuất. Đồng thời, từng địa phương cần có kế hoạch rà soát, đánh giá năng lực thiết bị, công nghệ và khả năng cung cấp nguyên liệu của các cơ sở chế biến trên địa bàn, kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các đơn vị không đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

THANH TÙNG
Cùng chuyên mục
  • Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình nông thôn mới
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghịsơ kết 6 tháng đầu năm 2016 của Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêuquốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) được tổ chức mới đây tại Hà Nội.Trong đó, giải quyết nợ đọng xây dựng NTM và hoàn thiện bộ tiêu chí NTM cho phùhợp với điều kiện của mỗi vùng miền là những nội dung trọng tâm trong giai đoạntới.
  • Thời gian “vàng” chuẩn bị cho hội nhập EVFTA
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Trải qua 14 vòng đàm phán, các văn kiện của Hiệp định Thương mại tự doViệt Nam- EU (EVFTA) đã được công bố vào tháng 2/2016. Hiện nay, các bên đang tích cựcrà soát lại để đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ các nội dung. Dự kiến, năm2017, Hiệp định sẽ được ký kết chính thức và có hiệu lực từ năm 2018 với lộtrình thực hiện cam kết toàn diện đến 10 năm sau. Đây là quãng thời gian “vàng”để các DN Việt Namgấp rút chuẩn bị hành trang thâm nhập vào thị trường EU.
  • Vượt thách thức hội nhập TPP
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BTKO) - Các đại biểu tham dự Hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩutrong hội nhập TPP” do Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) tổ chức cuốituần qua thêm một lần nữa nhấn mạnh những cơ hội, thách thức đối với DN ViệtNam, đồng thời đưa ra những kiến nghị chính sách phù hợp, cũng như hướng dẫn DNgiải pháp tận dụng ưu đãi trong TPP một cách hiệu quả.
  • Nhiều bất cập trong quản lý chất thải công nghiệp
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chưa cần đến nghi vấn xả thải của Công ty GangThép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, thực trạng xả thải công nghiệp gây ô nhiễmvẫn luôn là vấn đề nan giải đối với cơ quan quản lý và là nỗi bức xúc của dưluận. Hàng loạt vụ xả thải từng được phát giác trước đây của các công ty nhưVedan, Hào Dương, Tung Kuang, PangRim Neotex… ít nhiều đặt ra những dấu hỏi vềsự bất cập, hạn chế của các chính sách cũng như tình hình thực thi về quản lý,giám sát ô nhiễm công nghiệp.
  • Phòng vệ thương mại duy trì trật tự cạnh tranh lành mạnh
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Theo kết quả tổng hợp của Trung tâm WTO và Hộinhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến ngày 01/6,trong tổng số 6 vụ điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) đối với hàng hóa nướcngoài nhập khẩu vào Việt Nam đã có 4 vụ ra quyết định áp dụng biện pháp PVTM (1vụ chống bán phá giá và 3 vụ tự vệ). Tính cả giai đoạn 2002-2014, Việt Nam chỉkhởi xướng 3 vụ kiện PVTM thì chỉ 1 năm trở lại đây, Việt Nam đã khởi xướng tới3 vụ kiện.
Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP: Còn nhiều “rào cản“