“Những nỗ lực của KTNN trong giai đoạn vừa qua đã tạo tiếng vang rất tốt…”

(BKTO) - Lược ghi ý kiến của Phó Chủnhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Bùi Đặng Dũng tại buổi làm việccủa Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển với KTNN.




Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Bùi Đặng Dũng Ảnh: T.T

…Với chức năng nhiệm vụ được giao, cả nhiệm kỳ Quốc hội vừa rồi chúng tôi đã gắn bó với KTNN trong nhiều hoạt động, đặc biệt là trong quá trình nghiên cứu, xây dựng, góp ý để sửa Luật KTNN; trao đổi, trăn trở cùng các đồng chí về chương trình kế hoạch kiểm toán hàng năm. Tất cả những điều đó tạo ra mối quan hệ rất gắn bó giữa Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội với KTNN.

Đồng chí Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc mới về nhận nhiệm vụ tại KTNN nhưng với suy nghĩ của cá nhân tôi thì đây là thời điểm mà KTNN có đầy đủ những điều kiện, vị thế tốt nhất để hoạt động. Đó là, Hiến pháp đã quy định địa vị pháp lý của KTNN; Luật KTNN đã sửa đổi; Tổng Kiểm toán Nhà nước đồng thời là đại biểu Quốc hội…

Đặc biệt, một số hoạt động có tính chất nổi bật trong quá trình triển khai công tác chỉ đạo của KTNN vừa qua đã tạo dấu ấn rất lớn, giúp cho đại biểu Quốc hội làm tốt hơn công tác lập pháp và công tác giám sát. Tôi đơn cử một ví dụ từ kết quả kiểm toán chuyên đề liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong khi cả nước hân hoan với những thành tích các xã đạt 19 tiêu chí NTM thì tại một cuộc họp Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách mở rộng, khi bàn nội dung liên quan đến NTM tôi đã căn cứ vào kết quả kiểm toán báo động tình trạng “chạy” tiêu chí NTM, nợ xây dựng NTM. Khi đưa ra vấn đề này, ngay một số đồng chí trong thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng không tin có chuyện như vậy. Nhưng khi các số liệu KTNN chỉ ra có những xã nông thôn mới nợ 50 tỷ đồng, nợ 100 tỷ đồng thì không ít đồng chí giật mình. Từ phát hiện đó của KTNN, cả hệ thống chính trị của chúng ta có sự chuyển đổi, có sự giám sát và thống kê về số tiền nợ đọng xây dựng NTM. Hay như vấn đề quản lý nợ công, vấn đề kiểm toán hoạt động KTNN cũng đã làm tốt. Nói như vậy để thấy những nỗ lực của KTNN trong giai đoạn vừa qua đã tạo tiếng vang rất tốt; uy tín và vị thế của KTNN hơn bao giờ hết được đánh giá rất cao của các đại biểu Quốc hội.

Tôi rất chia sẻ và trăn trở với KTNN về một số vấn đề. Đó là mặc dù KTNN nỗ lực rất cao trong việc triển khai xây dựng văn bản thi hành Luật KTNN 2015, đặc biệt đã ban hành và đưa vào áp dụng hệ thống 39 Chuẩn mực KTNN theo hướng tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Tuy nhiên, tiến độ như vậy là vẫn còn chậm, tôi đề nghị KTNN phải đẩy mạnh tiến độ ban hành hệ thống các văn bản.

Trong công tác kiểm toán, rất mừng là hiện nay 50% tổng số thu chi NSNN, trong đó một số địa phương có số thu ngân sách lớn được kiểm toán hàng năm. Tuy nhiên, KTNN hiện mới quan tâm đến địa phương có số thu lớn còn những địa phương quy mô thu ngân sách nhỏ nhưng chi không hề nhỏ thì như thế nào? Có những tỉnh thu 400 - 500 tỷ đồng hay 1.000 tỷ đồng nhưng chi cả chục nghìn tỷ đồng. Qua giám sát chúng tôi thấy thực tế, tỉnh làm ra tiền thì tiêu rất căn cơ nhưng tỉnh đi xin từ T.Ư thì cũng chưa hẳn đã thực sự tiết kiệm và không phải là không có lãng phí. Vì thế, tôi mong KTNN quan tâm đến cả các tỉnh có số thu nhỏ rồi các huyện, các xã, phường... Đặc biệt, lĩnh vực mà tôi đã nêu rất nhiều đó là kiểm toán thuế, KTNN chạm vào đâu là có vấn đề ở đó. Có thể nói dư địa, nội dung công việc và mong muốn của cử tri với KTNN vô cùng lớn nhưng trong điều kiện năng lực có hạn, KTNN cần lựa chọn vấn đề để làm cho tốt.

Trong kết quả hoạt động của năm 2016, tôi thấy một điều rất mừng là chúng ta đã triển khai kiểm toán, kiến nghị xử lý tài chính hơn 7.000 tỷ đồng. Nhưng trong vấn đề xử lý những kết luận, kiến nghị kiểm toán, KTNN cần hết sức quan tâm đến việc theo dõi, xử lý kiến nghị về những văn bản pháp luật lạc hậu, vi hiến.

Về vấn đề xây dựng cơ sở vật chất của ngành, tôi rất băn khoăn là trong điều kiện làm việc công nghệ tin học hiện nay mà máy tính còn thiếu, mới đáp ứng được khoảng 70%. Đồng chí Tổng Kiểm toán Nhà nước cần quan tâm chỉ đạo để mỗi cán bộ kiểm toán có điều kiện tốt nhất để làm việc.

Về các đề xuất, kiến nghị của KTNN tôi thấy rất hợp lý, cụ thể, rõ ràng. Liên quan đến kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm, chúng ta đã thực hiện theo một quy trình rất chặt chẽ. KTNN gửi kế hoạch kiểm toán hàng năm rất sớm để báo cáo với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo với đại biểu Quốc hội. Trong tất cả các buổi làm việc, trao đổi về kế hoạch kiểm toán đều có mời thanh tra tài chính, Thanh tra Chính phủ dự mà tại sao vẫn còn chuyện lấn sân, chồng chéo như vậy? Tôi đề nghị là các đơn vị nào vướng mắc vấn đề này chúng ta phải làm việc để xử lý chứ không thể có chuyện kế hoạch của KTNN đã được Quốc hội cho ý kiến rồi lại không thực hiện được vì lý do này.

Về Đề án tổ chức và biên chế của KTNN, chúng tôi cơ bản nhất trí với các đồng chí về nhiều nội dung. Đặc biệt liên quan đến loại hình kiểm toán hoạt động thì mong muốn của đại biểu Quốc hội là KTNN phải tăng cường nâng cao kiểm toán hoạt động, do đó KTNN cần lưu tâm vấn đề này. Liên quan đến tổ chức Đại hội ASOSAI lần thứ 14, tôi cho rằng cần thành lập sớm Ban tổ chức và chuẩn bị kỹ lưỡng để làm sao bạn bè quốc tế đến Việt Nam không chỉ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm kiểm toán và cũng là dịp để quảng bá vị thế của Việt Nam, của đại biểu dân cử và Quốc hội Việt Nam.

Về việc nghiên cứu bổ sung quy định nhiệm vụ của KTNN về tham gia ý kiến đối với dự toán NSNN, chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia và dự án quan trọng quốc gia, tôi cho rằng KTNN phải đề xuất giúp cho Quốc hội lĩnh vực này. Trong xây dựng dự toán, không chỉ là vấn đề dự toán mà sắp tới theo Luật Kế toán mới thì từ 2017, Bộ Tài chính sẽ phải có Báo cáo tài chính nhà nước và phải có ý kiến của KTNN về báo cáo tài chính này, trong đó báo cáo tổng hợp hết toàn bộ các vấn đề về tài chính công, tài sản công, ngân khố quốc gia… KTNN cần chuẩn bị để giúp cho Quốc hội vấn đề này.

Đại biểu Quốc hội, dư luận xã hội, cử tri và nhân dân cả nước đang trông chờ, dõi theo KTNN. Tất cả mọi việc làm tốt của KTNN luôn luôn được xã hội ghi nhận nhưng những việc gì chưa tốt thì sẽ ảnh hưởng đến KTNN rất nhiều. Cho nên, dưới góc độ của một đại biểu Quốc hội đã gắn bó với các đồng chí 10 năm qua và tiếp tục trong thời gian tới, chúng tôi rất mong KTNN tiếp tục phát huy truyền thống để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

NGUYỄN HỒNG (Thực hiện)
Cùng chuyên mục
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều6/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane, Lào, Hội nghị Cấp caoASEAN lần thứ 28-29 đã khai mạc với sự tham dự của lãnh đạo 10 nước thành viênASEAN, mở đầu cho 11 Hội nghị Cấp cao ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác diễnra từ ngày 6-8/9. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu cấpcao Việt Nam tham dự các Hội nghị quan trọng này.
  • Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 30/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trìphiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8 với rất nhiều nội dung về xây dựng thểchế và tiến hành đánh giá, kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triểnkinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2016
  • “Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sẽ phối hợp với KTNN trong nhiều công việc”
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Lược ghi ý kiến của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Dương Quốc Anh tại buổi làm việccủa Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển với KTNN
  • KTNN phải kiểm soát chặt chẽ tài sản quốc gia, ngăn chặn cho được tham nhũng, thất thoát, tiêu cực…
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - … Trong bối cảnh hiện nay,nhiệm vụ của KTNN là hết sức nặng nề. Chúng ta nhận thấy tình hình kinh tế thếgiới cũng như trong nước đang có xu hướng phát triển chậm lại. Những vấn đềliên quan đến nợ công, nợ xấu đang cản trở quá trình phát triển kinh tế nướcta. Bên cạnh đó, hiện nay, rất nhiều các dự án đầu tư không hiệu quả, khôngsinh ra một xu lợi tức nào, thậm chí còn mất đi. Không chỉ DNNN, rất nhiều DNtư nhân cũng gặp khó khăn. Việc quản lý đất đai, tài nguyên còn lãng phí và bộclộ nhiều vấn đề bất cập. Kỷ luật tài chính còn rất kém, chưa hiệu quả…
  • Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm việc với Kiểm toán Nhà nước
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày23/8, tại trụ sở KTNN, đồng chí Phùng Quốc Hiển - Ủy viên Trung ương Đảng, PhóChủ tịch Quốc hội đã có buổi làm việc với cơ quan KTNN về tình hình thực hiệnnhiệm vụ, chức năng của KTNN trong thời gian qua và những nhiệm vụ chủ yếutrong thời gian tới.
“Những nỗ lực của KTNN trong giai đoạn vừa qua đã tạo tiếng vang rất tốt…”