Phát huy nguồn lực tài nguyên - môi trường để phát triển kinh tế

(BKTO)- Trong năm 2014,ngành Tài nguyên và môi trường (TN&MT) đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ quantrọng trên các mặt công tác, các lĩnh vực được phân công. Những kết quả đạtđược của toàn ngành đã góp phần giúp nguồn lực TN&MT được phát huy phục vụphát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng bền vững.




Công tác quản lý TN&MT cũng còn không ít tồn tại, hạn chế trong quản lý cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường. Ảnh: T.K

Tăng cường công tác thanh tra, xử lý vi phạm

Một trong những kết quả nổi bật của ngành TN&MT năm 2014 là Bộ TN&MT đã tập trung chỉ đạo xây dựng, trình Chính phủ, trình Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7; trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo tại kỳ họp thứ 8; tổ chức thực hiện hiệu quả các Luật đã được ban hành như Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai nhằm giải quyết cơ bản những vấn đề bức xúc trong việc quản lý, sử dụng tài nguyên đất, nước, khoáng sản; ngăn ngừa, phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; đóng góp tích cực cho việc đảm bảo an sinh xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đặc biệt, dự án Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu khắc phục tình trạng xung đột trong khai thác, sử dụng tài nguyên biển, giảm dần tình trạng ô nhiễm môi trường biển, hạn chế khai thác quá mức chức năng của vùng bờ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển, đồng thời hoàn thiện cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia về tài nguyên, môi trường biển.

Đặc biệt, trong năm 2014, qua công tác thanh tra, kiểm tra, ngành TN&MT đã chỉ ra được những yếu kém, hạn chế và các sai phạm; xử lý kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân có vi phạm, hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực TN&MT. Theo đó, các cơ quan chức năng đã vào cuộc quyết liệt, thanh kiểm tra, xử phạt, đình chỉ thậm chí ra quyết định ngừng hoạt động đối với nhiều DN. Trong năm, toàn ngành đã tổ chức hơn 2.600 đoàn thanh tra, kiểm tra; xử phạt vi phạm hành chính hơn 1.700 tổ chức, cá nhân với số tiền 140 tỉ đồng. Theo đánh giá của Bộ TN&MT, diễn biến về các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực TN&MT vẫn ngày càng phức tạp và không hề suy giảm so với năm trước.

Nâng cao chất lượng công tác thanh tra về đất đai, môi trường, khoáng sản

Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng công tác quản lý TN&MT cũng còn không ít tồn tại hạn chế trong một số vấn đề như khiếu kiện về đất đai, ô nhiễm môi trường trong sản xuất kinh doanh, cấp phép hoạt động khoáng sản, khai thác khoáng sản với bảo vệ môi trường… Bộ TN&MT cũng thừa nhận dù các thủ tục về hành chính trong lĩnh vực đất đai, bảo vệ môi trường đã giảm bớt nhưng tình trạng gây phiền hà, nhũng nhiễu đối với người dân, DN tại một số địa phương chưa giảm gây nhiều bức xúc trong xã hội, nhất là trong thủ tục cấp phép về môi trường, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang cho biết: Năm 2015, Bộ sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách, pháp luật về TN&MT; Tập trung cải cách hành chính, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ kinh nghiệm, nguồn tài trợ của các nước, các tổ chức quốc tế cho công tác TN&MT; Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương nâng cao chất lượng công tác thanh tra tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm là môi trường, đất đai và khoáng sản.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 của ngành TN&MT mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đánh giá cao sự đóng góp của ngành TN&MT đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Toàn ngành đã bám sát các Nghị quyết của Trung ương, hoàn thiện các chiến lược ngành và các văn bản quy phạm pháp luật như: Triển khai thực hiện Luật Đất đai, cải cách hành chính, xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa, đánh giá tác động môi trường, tích cực tham gia ứng phó biến đổi khí hậu… Để công tác tài nguyên và môi trường tiếp tục được thực hiện hiệu quả, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị: Trong thời gian tới, toàn ngành TN&MT tiếp tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng, hoàn thiện các chiến lược, quy hoạch cho giai đoạn 2016 - 2020; tăng cường cải cáchhành chính toàn diện; tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; xây dựng mô hình điều tiết hồ chứa nước cặn; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến các lĩnh vực TN&MT.         
   

   HOÀNG LONG
   
Cùng chuyên mục
  • Huyện vùng cao chuyển mình, hướng tới thoát nghèo bền vững
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - KỳSơn là một trong những huyện vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế - xã hộikhó khăn nhất của tỉnh Hòa Bình, song nhờ những chính sách hỗ trợ thiết thực củaNhà nước, đến nay, diện mạo của huyện miền núi này đã có nhiều chuyển biến. Đặcbiệt, sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn Kỳ Sơn đã thực sự đổi mới khiến nhiều ngườikhông khỏi ngỡ ngàng khi trở lại nơi đây.
  • Đề xuất thêm các giải pháp  để xử lý nợ xấu
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu giảm nợ xấu về mức dưới 3%. Theo các chuyên gia, để thực hiện được mục tiêu này, cần phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Một trong những giải pháp được các chuyên gia đề xuất là chứng khoán hóa nợ xấu thành trái phiếu Chính phủ (TPCP).
  • Khắc phục lệch cung - cầu đào tạo và việc làm:  Xã hội hóa giáo dục là con đường cơ bản
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Trong số báo ra gần đây, Báo Kiểm toán cóbài viết phản ánh về tình trạng lệch cung - cầu trong đào tạo và việc làm, gâylãng phí và để lại nhiều hệ lụy trong xã hội. Bày tỏ quan điểm của mình về vấnđề này với phóng viên Báo Kiểm toán, GS. Trần Phương - nguyên Phó Thủ tướngChính phủ đã khẳng định: Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học sẽ là con đường đểgiảm dần khoảng cách chênh lệch này.
  • Nông nghiệp Việt Nam 2014: Những thành tựu đáng ghi nhận
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Năm2014, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng được sự quan tâmchỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, với nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực đivào cuộc sống, ngành Nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận,đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Đây là khẳng định củaBộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn (NN&PTNT) năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 được tổ chứcmới đây.
Phát huy nguồn lực tài nguyên - môi trường để phát triển kinh tế