Đề xuất thêm các giải pháp để xử lý nợ xấu

(BKTO) - Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu giảm nợ xấu về mức dưới 3%. Theo các chuyên gia, để thực hiện được mục tiêu này, cần phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Một trong những giải pháp được các chuyên gia đề xuất là chứng khoán hóa nợ xấu thành trái phiếu Chính phủ (TPCP).




Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đưa ra mục tiêu giảm nợ xấu về mức dưới 3%. Ảnh: T.K

Nỗ lực xử lý nợ xấu nhưng hiệu quả chưa cao

Tại buổi họp báo công bố kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2014, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, nhiều giải pháp xử lý nợ xấu đã được ngành Ngân hàng triển khai quyết liệt trong thời gian qua. Thực hiện sự chỉ đạo của NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; tích cực giảm lãi suất, kể cả lãi suất các khoản cho vay cũ. Trong quá trình cấp tín dụng mới, NHNN đã trực tiếp chỉ đạo và các TCTD thận trọng kiểm soát để hạn chế nợ xấu mới phát sinh.

Cùng với đó, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã rất nỗ lực trong việc mua và xử lý các khoản nợ xấu. Theo ông Đoàn Văn Thắng- Phó Tổng giám đốc VAMC, tính từ khi mua những khoản nợ đầu tiên (01/10/2013) đến nay, VAMC đã mua được 123.000 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, số nợ xấu mà VAMC mua vào năm 2014 tăng gấp đôi so với năm 2013. Ngoài việc mua nợ, xử lý nợ, VAMC còn hỗ trợ đắc lực cho các khách hàng của các tổ chức tín dụng (TCTD). Cụ thể, VAMC đã cùng với các TCTD thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ cho khách hàng thông qua việc điều chỉnh lãi suất về mức lãi suất thấp hơn, gia hạn nợ cho khách hàng. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng số nợ xấu mà VAMC xử lý trong năm 2014 mới đạt hơn 4.000 tỷ đồng.

Theo nhận định của các chuyên gia, xử lý nợ xấu vẫn đang gặp phải những rào cản pháp lý liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo và sẽ tiếp tục là câu chuyện được đề cập nhiều trong năm 2015. TS. Cấn Văn Lực- Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho rằng nếu không xử lý dứt điểm nợ xấu thì việc khơi thông nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế trong năm 2015 có thể sẽ vẫn gặp không ít những trở ngại. TS. Lê Xuân Nghĩa - Viện trưởng Viện Phát triển kinh doanh (BDI) cũng đưa ra nhận định: Nếu không xử lý được vấn đề nợ xấu thì nợ xấu cộng với nợ công sẽ “giáng” những đòn chí mạng vào quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam.

Đề xuất chứng khoán hóa nợ xấu thành TPCP

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xử lý nợ xấu, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2015, NHNN đã đưa ra mục tiêu giảm nợ xấu về mức dưới 3%. Đây được coi là một trong những định hướng quan trọng của NHNN trong năm 2015.

Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiều giải pháp liên quan đến xử lý nợ xấu đã được các chuyên gia đề xuất. Đáng lưu ý, tại Hội thảo khoa học quốc gia “Khơi thông nguồn vốn cho phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” do Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức mới đây, TS. Đặng Ngọc Đức - Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), đã đề xuất phương án xử lý nợ xấu ở Việt Nam thông qua phát hành TPCP.

Phương án mà TS.Đức đưa ra là sự kết hợp cả 3 chủ thể: Nhà nước, DN và ngân hàng thương mại (NHTM). Đó là chứng khoán hóa nợ xấu thành TPCP. Cụ thể: các DN có nợ xấu phát hành phiếu nợ chuyển đổi (PNCĐ) có giá trị tương ứng với giá trị nợ xấu, cả gốc, lãi và có thời hạn. Số PNCĐ này sẽ được giao cho Nhà nước, cơ quan ủy quyền hoặc VAMC nắm giữ vừa làm cơ sở đối ứng, vừa là sự ràng buộc trách nhiệm trả nợ của các DN sau khi phục hồi sản xuất kinh doanh. Chính phủ phát hành TPCP với khối lượng tương đương giá trị nợ xấu mà các DN chưa trả cho các NHTM cùng thời hạn với PNCĐ của DN. TPCP phát hành ra sẽ được giao cho cơ quan ủy quyền của Nhà nước (NHNN hoặc VAMC) quản lý và thực hiện thanh toán nợ xấu cho các NHTM thay cho việc trả những món nợ xấu của các DN. Các NHTM nhận được TPCP hoặc chấp nhận PNCĐ của DN coi như đã nhận được khoản tiền thanh toán nợ xấu của các DN. TS.Đức cho rằng, cùng với việc tiến hành nghiên cứu giải quyết những vướng mắc khác về mặt pháp lý liên quan đến xử lý nợ xấu, phương án xử lý nợ xấu thông qua phát hành TPCP sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các chủ thể, cho phép xử lý triệt để vấn đề nợ xấu theo hướng chứng khoán hóa và đưa vào giao dịch trên thị trường.
Theo TS. Cấn Văn Lực, đề xuất của TS. Đặng Ngọc Đức cũng phù hợp với 1 trong 6 nhóm giải pháp xử lý nợ xấu được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 vừa qua là “Phát triển lành mạnh thị trường mua bán nợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước”. Phương án này khả thi nhưng chỉ nên thực hiện một phần. Điều quan trọng hơn đối với công tác xử lý nợ xấu hiện nay là gom nợ xấu về nhưng phải quay vòng, bán đi như thế nào. Khi bán được thì sẽ tháo gỡ 3 vướng mắc: Xử lý gần như dứt điểm tình trạng nợ xấu của các NHTM và các DN; Có tiền quay vòng để mua nợ xấu mới; Góp phần xử lý tài sản đảm bảo.

THÀNH ĐỨC
Cùng chuyên mục
  • Huyện vùng cao chuyển mình, hướng tới thoát nghèo bền vững
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - KỳSơn là một trong những huyện vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế - xã hộikhó khăn nhất của tỉnh Hòa Bình, song nhờ những chính sách hỗ trợ thiết thực củaNhà nước, đến nay, diện mạo của huyện miền núi này đã có nhiều chuyển biến. Đặcbiệt, sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn Kỳ Sơn đã thực sự đổi mới khiến nhiều ngườikhông khỏi ngỡ ngàng khi trở lại nơi đây.
  • Phát huy nguồn lực tài nguyên - môi trường để phát triển kinh tế
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Trong năm 2014,ngành Tài nguyên và môi trường (TN&MT) đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ quantrọng trên các mặt công tác, các lĩnh vực được phân công. Những kết quả đạtđược của toàn ngành đã góp phần giúp nguồn lực TN&MT được phát huy phục vụphát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng bền vững.
  • Khắc phục lệch cung - cầu đào tạo và việc làm:  Xã hội hóa giáo dục là con đường cơ bản
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Trong số báo ra gần đây, Báo Kiểm toán cóbài viết phản ánh về tình trạng lệch cung - cầu trong đào tạo và việc làm, gâylãng phí và để lại nhiều hệ lụy trong xã hội. Bày tỏ quan điểm của mình về vấnđề này với phóng viên Báo Kiểm toán, GS. Trần Phương - nguyên Phó Thủ tướngChính phủ đã khẳng định: Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học sẽ là con đường đểgiảm dần khoảng cách chênh lệch này.
  • Nông nghiệp Việt Nam 2014: Những thành tựu đáng ghi nhận
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Năm2014, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng được sự quan tâmchỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, với nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực đivào cuộc sống, ngành Nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận,đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Đây là khẳng định củaBộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn (NN&PTNT) năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 được tổ chứcmới đây.
Đề xuất thêm các giải pháp để xử lý nợ xấu