Quản lý thị trường xử lý hàng chục ngàn vụ việc, thu nộp ngân sách trên 410 tỷ đồng

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa cho biết, 10 tháng năm 2023, lực lượng quản lý thị trường trên cả nước đã kiểm tra 62.338 vụ việc, xử lý 44.554 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 410 tỷ đồng.

qltt.jpg
Công tác kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường. Ảnh: BCT

Trong 10 tháng qua, tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễn biến phức tạp, nhất là đối với mặt hàng lợn, đường cát, thuốc lá điếu, hàng điện tử đã qua sử dụng...

Đặc biệt, vấn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tiếp tục gia tăng; nhiều chủ thể đại diện cho các nhãn hiệu lớn ở Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Italia... đã làm việc, phản ánh với Tổng cục Quản lý thị trường và đề xuất các phương án hợp tác phòng chống, ngăn chặn các hành vi phạm.

Những tháng qua, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không bày bán tràn lan như trước, mà thường được tập kết tại các kho hàng nơi hẻo lánh, ít người qua lại hoặc nhà riêng, rồi lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh; hàng hóa được chuyển đến người tiêu dùng thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh - lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cho biết.

Nếu như năm 2020, doanh số bán lẻ trên mạng internet tại Việt Nam là 13 tỷ USD thì đến năm 2022, con số này tăng vọt lên tới 35 tỷ USD. Khoảng 2 năm trở lại đây, thương mại điện tử đã tác động mạnh đến mô hình kinh doanh truyền thống tại các cửa hàng, cửa hiệu.

Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường

Công tác chống hàng giả trên thương mại điện tử là vấn đề vô cùng quan trọng, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi người tiêu dùng thay đổi phương thức mua - bán chuyển từ truyền thống sang online.

Do đó, phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng phức tạp, đây không chỉ là nhiệm vụ của Bộ Công Thương - nhất là của lực lượng Quản lý thị trường, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội - ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh.

Tổng cục Quản lý thị trường vừa Ban hành kế hoạch số 09/KH-TCQLTT về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Kế hoạch được ban hành nhằm mục đích triển khai có hiệu quả các Chỉ thị, Công điện, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường và Cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Kế hoạch được triển khai từ ngày 20/11/2023 đến hết ngày 29/02/2024.

Cùng chuyên mục
  • Công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2023
    5 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Ngày 17/11, Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2023 được công bố với vị trí quán quân thuộc về Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên và Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2023 với Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đứng đầu bảng.
  • TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy liên kết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
    5 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Trong 2 ngày 15 và 16/11, Diễn đàn Mekong Connect 2023 với chủ đề "Kết nối chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị giữa vùng kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững" đã diễn ra tại Hội trường Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Hồ Chí Minh.
  • PV GAS: Công đoàn khen thưởng 8 đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ
    5 tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Để kịp thời động viên các đơn vị đã hoàn thành tốt công tác bảo dưỡng trong đợt BDSC định kỳ và chạy thử chuỗi dự án LNG năm 2023, Công đoàn PV GAS đã quyết định khen thưởng cho các đơn vị tham gia phong trào thi đua.
  • Phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng
    5 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 189/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
  • Tìm giải pháp gia tăng huy động nguồn lực tài chính cho phát triển cơ sở hạ tầng
    5 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế, việc tìm kiếm những giải pháp để gia tăng huy động nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra hiện nay.
Quản lý thị trường xử lý hàng chục ngàn vụ việc, thu nộp ngân sách trên 410 tỷ đồng