Rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách

(BKTO) - Theo Luật Ngân sách nhà nước (NSNN), Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN chậm nhất là 18 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách. Tuy nhiên, điều này không kịp thời cung cấp thông tin cho các cấp quản lý ngân sách, làm giảm ý nghĩa của công tác quyết toán NSNN đối với công tác xây dựng dự toán. Do đó, Quốc hội đã giao Chính phủ nghiên cứu rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN hằng năm. Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia đang hiến kế để rút ngắn thời gian quyết toán, mà vẫn nâng cao chất lượng báo cáo quyết toán NSNN trước khi Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) phê chuẩn.

10..jpg
Việc rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách. Ảnh: TS

Phê chuẩn quyết toán sau 18 tháng không kịp thời cung cấp thông tin

Đại diện Kho bạc Nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, số liệu báo cáo quyết toán NSNN hằng năm được tổng hợp từ quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được HĐND cấp tỉnh phê duyệt và quyết toán ngân sách các Bộ, cơ quan Trung ương đã được cơ quan tài chính thẩm định. Đồng thời, số liệu quyết toán NSNN được kiểm toán bởi Kiểm toán nhà nước (KTNN) trước khi trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn. Các thông tin trên báo cáo quyết toán NSNN là căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh công tác xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, điều hành, sử dụng, kiểm tra, giám sát công tác tài chính, ngân sách được hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, theo Kho bạc Nhà nước, thời gian phê chuẩn quyết toán là 18 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách là quá dài, không kịp thời cung cấp thông tin về tình hình thực hiện thu, chi NSNN năm trước, làm giảm vai trò, ý nghĩa của công tác quyết toán NSNN đối với công tác xây dựng dự toán và quản lý NSNN, chưa bảo đảm mục tiêu tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách. Việc kéo dài thời gian phê chuẩn quyết toán NSNN cũng gây ra nhiều hệ lụy trong quản lý, sử dụng NSNN, như: Lập dự toán thu NSNN và kế hoạch vốn đầu tư phát triển chưa sát thực tế giao kế hoạch vốn đầu tư công chậm, phải điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn nhiều lần trong năm…; chậm khắc phục khó khăn trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN dẫn đến kỷ luật, kỷ cương trong chấp hành quy định pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN chưa nghiêm khắc... Trong khi đó, hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều có thời hạn phê chuẩn quyết toán NSNN sớm hơn rất nhiều so với Việt Nam (thường 6-10 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách).

Với kỳ vọng đưa đến các thông tin kịp thời hơn cho các cấp quản lý ngân sách, tại Nghị quyết số 22/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về điều chỉnh dự toán chi NSNN và phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2019 (Nghị quyết số 22), Quốc hội đã giao Chính phủ nghiên cứu rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN so với hiện hành để trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN hằng năm vào kỳ họp cuối năm tiếp theo, góp phần quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tài chính - ngân sách của Nhà nước. Tiếp đó, tại Nghị quyết số 53/2022/QH15 ngày 15/6/2022 về phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2020, Quốc hội tiếp tục giao Chính phủ khẩn trương báo cáo Quốc hội lộ trình rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN hằng năm theo Nghị quyết số 22 để tăng cường kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN.

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách

Thực hiện nhiệm vụ nói trên, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đề xuất thay đổi công tác xét duyệt, thẩm định, thời gian trình các cấp có thẩm quyền đảm bảo rút ngắn thời gian quyết toán NSNN hằng năm. Theo đó, sẽ rút ngắn thời gian quyết toán NSNN ở từng khâu, phấn đấu thời gian trình quyết toán NSNN khớp với thời gian trình dự toán NSNN năm sau; trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN hằng năm vào kỳ họp cuối năm tiếp theo...

Theo TS. Lê Đình Thăng - Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành II, cần tổ chức lại công tác quyết ngân sách ở các cấp ngân sách trước khi Quốc hội, HĐND phê chuẩn. Theo đó, nên sửa các quy định của Luật NSNN về vấn đề này theo hướng cấp ngân sách nào thì HĐND cấp đó phê chuẩn, không nên phê chuẩn trùng lặp như hiện nay. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, liên quan đến Hiến pháp và các luật nên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

Tổ chức lại công tác thẩm định, xét duyệt và tổng hợp quyết toán theo hướng tăng cường trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách và của các cấp ngân sách. Nên giảm bớt việc xét duyệt, thẩm định hoặc giảm bớt các nội dung, cũng như trách nhiệm pháp lý cho bộ phận thẩm định, qua đó sẽ rút ngắn được thời gian quyết toán NSNN.

Tổ chức lại công tác kiểm toán quyết toán, tăng cường trách nhiệm của các KTNN khu vực. Đơn vị được giao nhiệm vụ này phải chủ động, linh hoạt trong việc kiểm toán; giảm bớt thủ tục hành chính khi triển khai một cuộc kiểm toán từ khâu xét duyệt kế hoạch, ban hành quyết định, triển khai, lập và phát hành báo cáo kiểm toán. Xây dựng quy trình hướng dẫn kiểm toán quyết toán NSNN theo Hướng dẫn kiểm toán quyết toán cần đạt mục tiêu xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của quyết toán NSNN với tư cách là báo cáo tài chính tổng hợp và độc lập theo đúng khuôn khổ lập và trình bày báo cáo đã được pháp luật quy định...

Hoàn thiện lịch biểu NSNN hằng năm và hoàn thiện tổ chức kiểm toán quyết toán NSNN theo lịch biểu ngân sách. Để rút ngắn quy trình thời gian quyết toán NSNN, cần xây dựng lịch biểu ngân sách phù hợp trên cơ sở cải cách hành chính, giảm bớt thủ tục hành chính từ khâu lập, thẩm định, xét duyệt và kiểm toán quyết toán NSNN.

Tổ chức thông tin và xử lý thông tin kiểm toán quyết toán NSNN. Cần cung cấp kịp thời cho KTNN thông tin về NSNN từ Trung ương đến địa phương để rút ngắn thời gian kiểm toán. Cần có chế tài mạnh đối với đơn vị chậm trễ trong việc lập, gửi và tính đúng đắn của số liệu trong báo cáo của từng đơn vị, từng cấp ngân sách để không gây sự chậm trễ trong việc tổng hợp báo cáo quyết toán và kiểm toán quyết toán./.

Cùng chuyên mục
  • Thiếu vắng doanh nghiệp tư nhân đầu tư cao tốc, do đâu?
    11 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Việc huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư cơ sở hạ tầng nói chung, phát triển hệ thống đường cao tốc nói riêng là xu thế tất yếu và rất cần thiết. Nhiều nước đã áp dụng rất thành công hình thức đối tác công - tư (PPP - Nhà nước và tư nhân cùng tham gia xây dựng) để thu hút nguồn lực đầu tư tư nhân. Việt Nam cũng đã có Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư - là cơ sở pháp lý để mời gọi nhà đầu tư tham gia; song thực tế triển khai cơ chế này còn nhiều khó khăn.
  • Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải
    11 ngày trước Tài chính
    (BKTO) - Thường trực Chính phủ yêu cầu trong quá trình xây dựng nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn cần nghiên cứu các quy định về cơ chế giá, phí truyền tải và các chi phí phát sinh khác.
  • Yêu cầu 3 tỉnh tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
    11 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đề nghị 3 tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh tỷ lệ giải ngân của ba địa phương đạt dưới mức bình quân chung của cả nước.
  • An toàn thông tin là nền tảng cho chuyển đổi số ngân hàng
    11 ngày trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long, xu hướng chuyển đổi số ngành ngân hàng trong thời gian tới cần được xem xét, thúc đẩy trên 4 khía cạnh, trong đó, an ninh, an toàn thông tin là nền tảng quan trọng.
  • 3 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng
    11 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - 3 đơn vị trả giá với khối lượng trúng 3.400 lượng trong phiên đấu thầu ngày 08/5, tương đương 20% tổng khối lượng chào thầu. Giá trúng thầu là 86,05 triệu đồng.
Rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách