Sau 02 tháng, Việt Nam xuất siêu 2,82 tỷ USD

(BKTO) - Tháng 02/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 49,46 tỷ USD, tăng 6,1% so với tháng trước và tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.

tx.jpg
Xuất khẩu thủy sản 02 tháng đầu năm ước đạt 1,01 tỷ USD. Ảnh minh họa: TTXVN

Tính chung 02 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 96,06 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 10,4%; nhập khẩu giảm 16%.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 02/2023 ước đạt 25,88 tỷ USD, tăng 9,8% so với tháng trước.

Cụ thể: khu vực kinh tế trong nước đạt 6,08 tỷ USD, tăng 11,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 19,8 tỷ USD, tăng 9,3%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 02 tăng 11%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 5,7%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 12,7%.

Tính chung 02 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 49,44 tỷ USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 11,52 tỷ USD, giảm 21,1%, chiếm 23,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 37,92 tỷ USD, giảm 6,6%, chiếm 76,7%.

02 tháng qua, có 08 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 03 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 45,9%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 652 triệu USD, chiếm 1,3%; hàng công nghiệp chế biến ước đạt 44,38 tỷ USD, chiếm 89,8%; hàng nông sản, lâm sản ước đạt 3,4 tỷ USD, chiếm 6,9%; hàng thủy sản ước đạt 1,01 tỷ USD, chiếm 2%.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 02 tháng qua với kim ngạch ước đạt 13,1 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 14,6 tỷ USD.

Xuất siêu sang EU ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 6,4 tỷ USD, giảm 39,8%; nhập siêu từ Hàn Quốc 4,7 tỷ USD, giảm 27,2%; nhập siêu từ ASEAN 1,5 tỷ USD, giảm 23,9%; nhập siêu từ Nhật Bản 237,2 triệu USD, tăng 4,5%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 02/2023 ước đạt 23,58 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước.

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,7 tỷ USD, tăng 2,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15,88 tỷ USD, tăng 2,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 02 giảm 6,7%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 7,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 6,4%.

Tính chung 02 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 46,62 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 15,21 tỷ USD, giảm 17,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 31,41 tỷ USD, giảm 15,3%.

Có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 69,1% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 02 mặt hàng nhập khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 39,3%).

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, hàng tư liệu sản xuất ước đạt 43,64 tỷ USD, chiếm 93,6%, trong đó hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 46,3%; hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 47,3%. Hàng vật phẩm tiêu dùng ước đạt 2,98 tỷ USD, chiếm 6,4%.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 02 ước tính xuất siêu 2,3 tỷ USD. Tính chung 02 tháng đầu năm, ước tính xuất siêu 2,82 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 0,3 tỷ USD).

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 3,69 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 6,51 tỷ USD.

Cùng chuyên mục
  • 2 tháng đầu năm: Thu thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 71,8% so với cùng kỳ
    một năm trước Tài chính
    (BKTO) - Tổng cục Thuế cho biết, số thuế nói trên tăng chủ yếu là do quy định tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã tạm nộp, lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đã tạm nộp của 4 quý không được thấp hơn 80% số thuế TNDN phải nộp.
  • Ứng phó với biến đổi khí hậu bằng chuyển dịch năng lượng
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Biến đổi khí hậu đang ngày càng cản trở kinh tế Việt Nam và đã bắt đầu làm suy yếu tăng trưởng của đất nước. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã mất 10 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 3,2% GDP bởi các ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.
  • Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 02/2023 giảm 6%
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Nhu cầu tiêu dùng của người dân trở lại trạng thái bình thường theo quy luật tiêu dùng sau Tết Nguyên đán nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 02/2023 giảm 6% so với tháng trước nhưng vẫn tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước.
  • ChatGPT tác động như thế nào đến các doanh nghiệp công nghệ Việt?
    một năm trước Kinh tế
    Trước khi “cơn sốt” ChatGPT tới Việt Nam, các phần mềm trả lời tự động (chatbot) đã được nhiều công ty công nghệ Việt Nam cung cấp ra thị trường nhưng còn ở phạm vi hẹp. Các công ty công nghệ trong nước kỳ vọng sự xuất hiện của ChatGPT sẽ tạo thuận lợi hơn cho các chatbot của doanh nghiệp trong nước tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường.
  • Tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, đảm bảo quản trị rủi ro
    một năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các ngân hàng Việt Nam đã được cải thiện nhưng mức độ cải thiện rất chậm và vẫn còn khoảng cách so với các ngân hàng trong khu vực. Để nâng cao tỷ lệ này nhằm đảm bảo quản trị rủi ro, an toàn hoạt động, nhiều ngân hàng đã lên kế hoạch tăng vốn và xúc tiến các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A).
Sau 02 tháng, Việt Nam xuất siêu 2,82 tỷ USD