Sớm nghiên cứu triển khai cơ chế giá điện 2 thành phần

(BKTO) - Việc triển khai giá điện 2 thành phần sẽ được nghiên cứu, đánh giá tác động đối việc thực hiện giá bán lẻ điện bình quân cũng như tác động tới các nhóm khách hàng khi áp dụng cơ chế này.

Bộ Công Thương vừa có Văn bản giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế giá điện hai thành phần.

Trên cơ sở quy định tại Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực và Quyết định 28/2014/QĐ-TTg ngày 7/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, Bộ Công Thương đã có văn bản giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế giá bán điện hai thành phần. Đồng thời yêu cầu EVN đề xuất đối tượng khách hàng sử dụng điện sẽ được áp dụng.

Nhiều lợi ích khi triển khai giá điện 2 thành phần

Ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) - cho rằng: Giá điện 2 thành phần sẽ đem lại tín hiệu đúng cho cả bên sản xuất điện và bên tiêu thụ điện, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc phân bổ, sử dụng nguồn lực hợp lý. Cụ thể, ngoài thành phần giá điện năng, việc áp dụng thêm giá công suất (đ/kWh hoặc đ/kVA) sẽ khuyến khích khách hàng sử dụng điện hiệu quả, góp phần nâng cao hệ số phụ tải điện và tiết kiệm được tiền điện; đồng thời giúp giảm việc đầu tư công suất nguồn và mở rộng lưới điện đáp ứng nhu cầu điện cho khách hàng và thu hồi được chi phí đầu tư đối với khách hàng đăng ký công suất lớn nhưng sử dụng ít hơn so với mức công suất đã đăng ký. Do đó, đây được xem như biện pháp quản lý nhu cầu phụ tải tự nhiên.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá Việt Nam đề xuất sớm triển khai cơ chế giá điện 2 thành phần vì có 3 tác dụng: Thứ nhất, giá điện 2 thành phần sẽ phát ra những tín hiệu cho nhà sản xuất đảm bảo bù đắp chi phí vật tư và chi phí vận hành. Bên cạnh đó, người sử dụng điện biết được chi phí sử dụng điện để điều chỉnh hành vi sử dụng điện sao cho hiệu quả, tiết kiệm nhất.

Thứ hai, góp phần khuyến khích khách hàng sử dụng điện thực hiện có hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu số phụ tải, tiết kiệm lượng điện tiêu thụ. Thứ ba, như biểu giá điện một thành phần hiện nay, công suất đăng ký cao nhưng sử dụng thấp thì cũng không ổn. Biểu giá điện 2 thành phần giúp cân bằng phụ tải cho hệ thống. Cơ chế này giúp các hộ sử dụng điện sử dụng ổn định hơn, các phụ tải cũng ổn định hơn mọi thời điểm.

 Giá điện sẽ được phản ánh đúng, đủ tới khách hàng

Đến thời điểm hiện tại, nhiều đơn vị Điện lực thuộc EVN đã triển khai áp dụng công tơ điện tử có khả năng đo công suất và điện năng đối với khách hàng sử dụng điện cho mục đích sản xuất, kinh doanh (những khách hàng thuộc đối tượng áp dụng giá điện theo thời gian sử dụng điện trong ngày - TOU).

80f3f612359d9fc3c68c4.jpg
Việc áp giá điện 2 thành phần sẽ được nghiên cứu, tính toán cụ thể, đánh giá tác động tác các nhóm khách hàng. Ảnh: EVNHANOI 

Nếu áp dụng giá điện 2 thành phần theo công suất và điện năng thì giá điện sẽ được phản ánh đúng, đủ chi phí tới khách hàng sử dụng điện. Khách hàng có cùng sản lượng điện năng sử dụng theo tháng (theo kWh) nhưng có thời gian sử dụng công suất đăng ký cực đại thấp - tức là hệ số phụ tải (load factor) thấp thì phải trả giá cao hơn khách hàng có hệ số phụ tải cao.

Bên cạnh đó, việc áp dụng giá điện theo 2 thành phần kết hợp với quy định giá điện theo giờ cao/thấp điểm hiện hành sẽ góp phần cân bằng biểu đồ phụ tải của hệ thống và giảm bớt nguồn lực đầu tư nguồn và lưới điện để đáp ứng công suất sử dụng điện trong giờ cao điểm.

Đại diện Cục Điều tiết Điện lực khẳng định ở thời điểm hiện tại, việc áp dụng giá điện 2 thành phần mới ở bước nghiên cứu thí điểm thông qua dữ liệu đo đếm từ công tơ điện nhằm tính toán, nghiên cứu ứng dụng và không ảnh hưởng tới tiền điện của khách hàng sử dụng điện. Đây là bước thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện hai thành phần nhằm giúp cơ quan quản lý xây dựng cơ chế giá điện hai thành phần, sẵn sàng áp dụng ở thời điểm phù hợp.

Sau khi hoàn thành quá trình nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế giá bán điện hai thành phần, trên cơ sở đề xuất về cơ chế và lựa chọn đối tượng khách hàng áp dụng giá bán điện hai thành phần, Bộ Công Thương yêu cầu EVN sẽ thực hiện tính toán đối chứng, so sánh việc áp dụng giá bán điện theo hai thành phần với việc áp dụng giá bán điện theo biểu giá điện hiện hành.

EVN cũng sẽ thực hiện việc nghiên cứu, đánh giá tác động đối việc thực hiện giá bán lẻ điện bình quân cũng như tác động tới các nhóm khách hàng khi áp dụng cơ chế giá bán điện hai thành phần. Sau giai đoạn tính toán, đối chứng, Bộ Công Thương tiếp tục nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc triển khai áp dụng. 

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Tình trạng tàu cá bị nước ngoài bắt giữ vẫn chưa chấm dứt hẳn
    7 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành chống khai thác IUU. Tuy nhiên, địa phương này vẫn chưa thể chấm dứt hẳn tình trạng tàu cá bị nước ngoài bắt giữ; chưa giải quyết dứt điểm việc đăng ký, đăng kiểm, cấp phép khai thác thủy sản...
  • Việt Nam nỗ lực “chuyển mình” theo hướng tăng trưởng xanh
    7 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Việt Nam đang cùng với nhiều quốc gia trên thế giới chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế “nâu” sang nền kinh tế “xanh”, nhằm hướng tới thực hiện thành công cam kết “Net Zero” vào năm 2050 và phát triển bền vững. Đây được đánh giá là cuộc đổi mới xanh, cách mạng công nghiệp xanh và trở thành xu thế tất yếu không thể đảo ngược trong tiến trình phát triển của đất nước.
  • Thực thi EPR - Cơ hội và thách thức với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam
    7 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là cách tiếp cận của chính sách môi trường phổ biến trên thế giới và được đánh giá là công cụ rất hiệu quả trong quản lý rác thải. Hiện EPR đang được kỳ vọng là sự khởi đầu tích cực trong tiến trình thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Đối với cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức để DN phát triển theo hướng bền vững.
  • Doanh nghiệp chủ động nguồn vốn trung, dài hạn để đi “đường dài”
    7 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Nguồn vốn trung, dài hạn đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Do đó, việc DN chủ động được nguồn vốn này, đa dạng hóa các kênh huy động vốn sẽ là nền tảng vững chắc để DN có thể đi “đường dài”, phát triển bền vững.
  • Ngành thép cần chuyển đổi xanh để không tụt hậu
    7 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Được coi là một trong những ngành công nghiệp “xương sống” nhưng ngành thép vẫn chưa có một chiến lược, quy hoạch bài bản. Vì thế, việc xây dựng chiến lược phát triển cho ngành này là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Sớm nghiên cứu triển khai cơ chế giá điện 2 thành phần