Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới. Ảnh:ĐÔNG SƠN
Năm 2015, các đơn vị đã nghiêm túc triển khai thực hiện Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT) ban hành theo Quyết định 395/QĐ-KTNN ngày 12/3/2014 của Tổng Kiểm toán Nhà nước và Chuẩn mực kiểm toán số 40 của KTNN. Việc tổ chức KSCLKT đã được triển khai đầy đủ theo từng cấp quản lý. Hoạt động KSCLKT đã có nhiều đổi mới về phương thức, cách làm, các tiếp cận, nhất là việc trao đổi thông tin thường xuyên giữa Vụ Chế độ và KSCLKT với các KTNN chuyên ngành, khu vực nên chất lượng KSCLKT được nâng lên, tạo được sự đồng thuận của các đơn vị và được lãnh đạo KTNN đánh giá cao. Đặc biệt, quan hệ phối hợp giữa các cấp KSCLKT, giữa các cấp kiểm soát với đối tượng kiểm soát ngày càng được cải thiện rõ rệt giúp hiệu quả KSCLKT được tăng cường, nâng cao.
Tại các KTNN chuyên ngành, khu vực, các đơn vị đều đã thành lập Tổ KSCLKT để kiểm soát 100% các cuộc kiểm toán do đơn vị thực hiện. Qua đó phát hiện nhiều hạn chế, thiếu sót của các Đoàn kiểm toán, kịp thời tham mưu cho Kiểm toán trưởng ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành, chấn chỉnh hoạt động kiểm toán. Các đơn vị đã phát huy tốt vai trò tham mưu của Phòng Tổng hợp, của các Tổ KSCLKT để kiểm tra, giám sát và KSCLKT của các Đoàn kiểm toán, từ đó chỉ đạo thực hiện Kế hoạch kiểm toán và những vấn đề về nghiệp vụ chuyên môn.
Thực hiện Kế hoạch KSCLKT năm 2015, Vụ Chế độ và KSCLKT đã thực hiện kiểm soát trực tiếp 18 cuộc kiểm toán, kiểm soát gián tiếp các cuộc kiểm toán còn lại, kiểm tra hồ sơ sau khi phát hành Báo cáo kiểm toán 10 cuộc kiểm toán, đảm bảo hiệu quả, chất lượng. Qua kiểm soát, Vụ đã có nhiều ý kiến đóng góp cho các KTNN chuyên ngành, khu vực, các Đoàn, Tổ kiểm toán về việc thu thập, lưu trữ bằng chứng kiểm toán; thực hiện mục tiêu, nội dung của các cuộc kiểm toán; tổ chức KSCLKT của các KTNN chuyên ngành, khu vực và của các Đoàn kiểm toán trong việc xác định và thực hiện mục tiêu, phạm vi kiểm soát, phương thức kiểm soát… Đồng thời, kịp thời tham mưu cho Tổng Kiểm toán Nhà nước, Ban cán sự Đảng KTNN chấn chỉnh hoạt động kiểm toán, hoạt động KSCLKT và hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý hoạt động kiểm toán, tăng cường hiệu quả, hiệu lực KSCLKT.
Theo đánh giá của Vụ Chế độ và KSCLKT, trong năm qua, các KTNN chuyên ngành, khu vực và các Đoàn kiểm toán cũng đã nghiêm túc thực hiện các quy định về mẫu biểu hồ sơ kiểm toán; các mẫu biểu hồ sơ kiểm toán đã phát huy được tác dụng trong việc ghi chép diễn biến của hoạt động kiểm toán, tổng hợp kết quả kiểm toán, lập Báo cáo kiểm toán và phục vụ cho việc quản lý hoạt động kiểm toán của KTNN.
Tuy nhiên, từ một số điểm bất cập bộc lộ trong năm 2015, Vụ Chế độ và KSCLKT đề xuất với Tổng Kiểm toán Nhà nước trong năm 2016 rà soát, sửa đổi, bổ sung danh mục hồ sơ kiểm toán, đặc biệt là các bằng chứng kiểm toán cơ bản cần thu thập, lưu trữ để đảm bảo cơ sở và căn cứ pháp lý cho các kết luận, kiến nghị kiểm toán và việc giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán theo quy định của Luật KTNN (sửa đổi). Bên cạnh đó, Vụ sẽ sửa đổi hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán trình Tổng Kiểm toán Nhà nước ký ban hành để áp dụng ngay trong năm 2016 theo định hướng: đảm bảo phù hợp với Luật KTNN (sửa đổi); phục vụ tốt cho công tác đổi mới hoạt động kiểm toán; lập hồ sơ, mẫu biểu theo hướng mở để linh hoạt áp dụng trong thực tiễn; sửa đổi mẫu biểu đề nghị cung cấp thông tin; rà soát lại thực tiễn hoạt động để sửa đổi, bổ sung hệ thống mẫu biểu, hồ sơ. Để tăng cường hơn nữa chất lượng, hiệu quả KSCLKT, Vụ Chế độ và KSCLKT cũng đề xuất Tổng Kiểm toán Nhà nước sửa đổi Quy chế KSCLKT cho phù hợp.
Về hoạt động KSCLKT năm 2016 được tập trung theo các định hướng: Tăng cường hoạt động KSCLKT của Tổng Kiểm toán Nhà nước và KSCLKT của Kiểm toán trưởng với tính chất là hoạt động KSCLKT từ bên ngoài, tăng cường tính tự chủ trong hoạt động tự KSCLKT của Trưởng đoàn KTNN, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và của kiểm toán viên nhà nước với tính chất là hoạt động KSCLKT nội bộ của Đoàn KTNN; Xác định rõ mục đích, phạm vi, nội dung, cách thức, trách nhiệm, quyền hạn, trình tự thủ tục, hồ sơ tài liệu để KSCLKT của các chủ thể KSCLKT của Trưởng đoàn KTNN, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và của kiểm toán viên nhà nước, của 2 tổ chức KSCLKT chuyên trách là Vụ Chế độ và KSCLKT và Tổ KSCLKT của KTNN chuyên ngành, khu vực; Thực hiện đúng chức trách của các cấp, các chủ thể KSCLKT, đảm bảo kiểm soát toàn diện, chi tiết từ khi khảo sát thu thập thông tin để lập Kế hoạch kiểm toán đến khi lập và gửi Báo cáo kiểm toán, đồng thời duy trì sự hiện diện thường xuyên của các cấp KSCLKT trong hoạt động kiểm toán; Hạn chế tối đa sự chồng chéo giữa hoạt động KSCLKT của Vụ Chế độ và KSCLKT với kiểm soát của Kiểm toán trưởng, Tổ KSCLKT của KTNN chuyên ngành, khu vực.
Vụ Chế độ và KSCLKT chủ yếu giám sát hoạt động kiểm toán của các Đoàn kiểm toán (trong quá trình giám sát nếu cần thiết đề xuất với Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm soát đột xuất; lựa chọn một số Đoàn kiểm toán, một số hồ sơ của cuộc kiểm toán sau khi phát hành Báo cáo kiểm toán để kiểm soát; lựa chọn một số KTNN chuyên ngành, khu vực để kiểm soát việc tổ chức KSCLKT của Kiểm toán trưởng), các KTNN chuyên ngành, khu vực chịu trách nhiệm kiểm oát toàn diện các Đoàn kiểm toán do đơn vị mình thực hiện từ chuẩn bị kiểm toán đến thực hiện kiểm toán, lập và gửi Báo cáo kiểm toán, chịu trách nhiệm soát xét bằng chứng kiểm toán cho các kết luận, kiến nghị trong Báo cáo kiểm toán; Thống nhất về hồ sơ KSCLKT, quy định mẫu biểu một số tài liệu chủ yếu trong hồ sơ KSCLKT để áp dụng trong toàn ngành theo từng hình thức KSCLKT; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy định về tiêu chuẩn Tổ trưởng và thành viên Tổ KSCLKT thống nhất trong toàn ngành để đảm bảo chất lượng KSCLKT.
H.THOAN (thực hiện)