Tăng thẩm quyền cho kiểm toán, tránh chồng chéo với thanh tra

(BKTO) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước (Dự án Luật).



                
Ảnh minh họa

Điều hòa khi kiểm toán –thanh tra chồng chéo

Các vấn đề nổi cộm nhất liên quan đến giải quyết sự chồng chéo giữa cơ quan Thanh tra và cơ quan Kiểm toán; thẩm quyền của Kiểm toán Nhà nước trong ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và xử lý vi phạm hành chính; vai trò củaKiểm toán Nhà nướctrong phòng chống tham nhũng.

Cho ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng chỉ rõ, đến thời điểm này, Dự án Luật gần như đã hoàn thiện, chỉ còn một số nội dung còn ý kiến khác nhau cần thống nhất. Ví dụ như khi có sự chồng chéo giữa Cơ quan Thanh tra và Cơ quan Kiểm toán thì ai sẽ là người điều hòa, điều hòa như thế nào, thẩm quyền trách nhiệm ra sao để hai cơ quan cùng phối hợp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

“Do đó, Luật sửa đổi, bổ sung cần quy định rất rõ về những vấn đề như vậy để đảm bảo không vướng mắc khi triển khai thực hiện”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nói.

Đề cập chi tiết về vấn đề này, Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, đây là vấn đề trọng tâm đặt ra yêu cầu sửa Luật Kiểm toán Nhà nước đã được nêu rõ trong Nghị quyết 18-NQ/TW, đồng thời dựa trên thực tế hiện nay là việc chồng chéo giữa thanh tra các cấp và Kiểm toán Nhà nướcvẫn diễn ra.

TheoỦy ban Tài chính Ngân sách, các quy định trong Dự án Luật liên quan đến nội dung này còn chung chung, chưa giải quyết được vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là để khắc phục tình trạng chồng chéo giữaKiểm toán Nhà nướcvới thanh tra chuyên ngành của các bộ và thanh tra địa phương.

Vì vậy, Dự án Luật cần quy định rõ nguyên tắc phối hợp để tránh chồng chéo trong lập kế hoạch; các nguyên tắc, cách thức xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán và kế thừa kết quả của nhau giữaKiểm toán Nhà nướcvà thanh tra các cấp.

Đồng tình với quan điểm này nhưng Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lưu ý, bên cạnh quy định về phối hợp giữa các cơ quan này thì Dự án Luật cũng cần có quy định để xử lý những trường hợp “không điều hòa” được. “Trong những trường hợp như vậy thì cần có quy định về một cơ quan có thẩm quyền điều phối và ở đây là Quốc hội và UBTVQH, như vậy sẽ tránh được sự chồng chéo. Tất nhiên, mong muốn nhất là các cơ quan phải phối hợp tốt để không dẫn đến những trường hợp như vậy”, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết.

Liên quan đến Luật Ban hành VBQPPL và Luật Xử lý vi phạm hành chính,Ủy ban Tài chính Ngân sáchthống nhất việc cần bổ sung thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xử lývi phạm hành chínhchoKiểm toán Nhà nước. Tuy nhiên, việc bổ sung các nội dung này vào Dự thảo Luật sẽ chưa thể bảo đảm đủ căn cứ pháp lý đểKiểm toán Nhà nướctriển khai thực hiện vì phải sửa các Luật có liên quan hoặc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn.

Đồng tình quan điểm trên, UBTVQH cho rằng trong Dự thảo Luật cần có quy định về việcKiểm toán Nhà nướccó quyền ban hành các VBQPPL và có thẩm quyền trong việc xử lývi phạm hành chính. Tuy nhiên, trong LuậtKiểm toán Nhà nướcsửa đổi chỉ nên quy định sẽ có quyền đó, còn mức xử phạt thế nào, quy trình ban hành các văn bản pháp luật ra sao thì phải theo các luật tương ứng liên quan quy định để đảm bảo tính thống nhất chứ không nên quy định cụ thể.

Phòng chống tham nhũng:Làm rõ chứ khôngmở rộng quyền

UBTVQH cho rằng, trách nhiệmphòng chống tham nhũng, chống tiêu cực cũng là một nhiệm vụ quan trọng củaKiểm toán Nhà nước. Do đó, việc bổ sung quy định vềphòng chống tham nhũngtrong Dự thảo Luật là cần thiết đểKiểm toán Nhà nướctrong vai trò hoạt động và chức năng của mình trong thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng.

Tuy nhiên, đa số ý kiến trong Thường trựcỦy ban Tài chính Ngân sáchcho rằng, nhiều nội dung ở các khoản, điều như trong Dự thảo Luật hiện tại thực chất là dẫn chiếu Luật Phòng chống tham nhũngvà Luật Kiểm toán Nhà nước hiện tại cũng đã quy định nhiều điều khoản để thực hiện các nội dung này, do đó nên rà soát loại bỏ.

Đồng thời, cần quy định vào Dự án Luật việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng ngay chính trong cơ quanKiểm toán Nhà nướcvà cụ thể hóa các nội dung Luật Phòng chống tham nhũng dẫn chiếu là thực hiện theo pháp luật về kiểm toán.

Ủy ban Tài chính Ngân sáchcũng cho rằng, việc bổ sung thêm cụm từ “cùng hồ sơ, tài liệu đã kiểm toán” (tại Khoản 3, Điều 71 của Dự án Luật) làm hẹp phạm vi trách nhiệm của Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm toán và cá nhân có liên quan đã tiến hành kiểm toán (so với Khoản 1, Điều 64, Luật Phòng chống tham nhũng).

Trong khi đó, việc bổ sung thêm quyền “xác minh” vào Khoản 2, Điều 46 của Dự thảo cho tất cả các cá nhân tổ chức có liên quan đến hoạt động kiểm toán khi thực hiện kiểm toán lại mở rộng hơn so với Điều 62, Luật Phòng chống tham nhũng (theo đó quy định chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc tham nhũng nếu quá trình kiểm toán phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng...).

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, quy định của Dự thảo Luật cần phải đúng theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng, hoặc là dẫn chiếu sang, còn nếu không thì “bê nguyên” Điều 62 (Luật Phòng chống tham nhũng) sang chứ không được sửa đổi nội dung. Bên cạnh đó, bà Nga cũng đề nghị một số quy định cần phải cụ thể hóa Luật Phòng chống tham nhũng trong hoạt động kiểm toán nhằm đảm bảo tính công khai minh bạch và chống tham nhũng ngay trong chính những cơ quanphòng chống tham nhũng.

Cùng quan điểm này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, nếu đã dẫn chiếu thì dẫn chiếu nguyên văn, còn không thì thực hiện theo đúng như Luật Phòng chống tham nhũng. Còn nếu mở rộng ra thêm quyền này, quyền kia thì sẽ rất phức tạp, dẫn tới một làKiểm toán Nhà nướckhông đủ nguồn lực để làm, hai là có thể vượt quá thẩm quyền theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng. Trên cơ sở phiên họp vừa qua, UBTVQH đã giao choỦy ban Tài chính Ngân sách, phối hợp vớiKiểm toán Nhà nướcvà các cơ quan chức năng hoàn thiện Dự án Luật theo đúng quy trình của Luật Ban hành VBQPPL.

Theo Đỗ Lê
thoibaonganhang.vn

Cùng chuyên mục
  • Kiểm toán Nhà nước được ủng hộ truy cập dữ liệu điện tử doanh nghiệp
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Nhiều ý kiến ủng hộ việc Kiểm toán Nhà nước có thể xem dữ liệu của doanh nghiệp nhưng yêu cầu nêu rõ cơ chế phân quyền truy cập ngay trong Luật.
  • Kiểm toán nhà nước có quyền truy cập dữ liệu của doanh nghiệp?
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành quy định cho phép cơ quan kiểm toán và kiểm toán viên nhà nước có quyền truy cập dữ liệu điện tử, phần mềm ứng dụng của cơ quan bị kiểm toán. Điều này là cần thiết, song phải quy định rõ phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan kiểm toán và kiểm toán viên nhà nước.
  • Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Qua kiểm toán Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển DN giai đoạn 2011-2017 tại Bộ Tài chính, 24 tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) nhà nước và một số địa phương, KTNN đã chỉ ra nhiều bất cập trong công tác thu, quản lý và sử dụng nguồn Quỹ. Từ đó, KTNN đề nghị Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết về quản lý, sử dụng tiền thu từ chuyển đổi sở hữu DNNN, thoái vốn nhà nước tại DN, trong đó, quy định chế tài đủ mạnh để đảm bảo thu đầy đủ, kịp thời về Quỹ như đang áp dụng với nguồn thu NSNN.
  • Kiểm toán công tác quản lý, sử dụng đất đai  luôn là ưu tiên hàng đầu của Kiểm toán Nhà nước
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Công tác quản lý, sử dụng đất đai đang được đánh giá là một trong những lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, thất thoát nhất hiện nay. Chính vì vậy, trong kế hoạch kiểm toán của KTNN những năm gần đây, lĩnh vực này luôn được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Riêng trong năm 2019, công tác quản lý, sử dụng đất được KTNN thực hiện kiểm toán bằng các chuyên đề chuyên sâu và có quy mô lớn.
  • Đảm bảo tiến độ, chất lượng thực hiện Kế hoạch kiểm toán
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Tính đến thời điểm hiện tại, toàn Ngành đã hoàn thành hơn một nửa Kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm 2019 với nhiều kết quả khả quan, trong đó, nhiều cuộc kiểm toán được ghi nhận và đánh giá cao cả về tiến độ lẫn chất lượng kiểm toán. Từ nay đến cuối năm, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Tổng Kiểm toán Nhà nước xác định là tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo kế hoạch, đẩy nhanh tiến độ phát hành báo cáo kiểm toán của các cuộc kiểm toán đã kết thúc.
Tăng thẩm quyền cho kiểm toán, tránh chồng chéo với thanh tra