Tạo động lực phát triển doanh nghiệp tư nhân

(BKTO)- Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân (VPFS) do Trung ương Hội Doanh nhân trẻViệt Nam tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh:“Diễn đàn là dịp quan trọng để Chính phủ lắng nghe các ý kiến trực tiếp từ độingũ doanh nhân để tiếp thu và trình Quốc hội những chủ trương, chính sách chomục tiêu đến năm 2020 Việt Nam có ít nhất 1 triệu DN. Để đạt được mục tiêu này,bên cạnh chăm lo phát triển DN hiện có, Việt Nam sẽ đẩy mạnh phong trào khởinghiệp quốc gia”.




Toàn cảnh diễn đàn kinh tế tư nhân.Ảnh: TK
Thúc đẩy DN tư nhân phát triển

VPFS diễn ra trong bối cảnh khu vực DN tư nhân đã vươn lên trở thành một động lực chính của nền kinh tế. Trong số hơn 520.000 DN, khu vực tư nhân đang đóng góp hơn 30% ngân sách và 40% GDP của cả nước, chiếm 51% lực lượng lao động. Bên cạnh những mặt mạnh như năng động, nhiệt huyết, có nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng cao, các DN tư nhân đang gặp phải nhiều hạn chế về vốn, thị trường, đối tác quốc tế và đặc biệt là các vấn đề về cơ chế, chính sách. Vì vậy, Diễn đàn được tổ chức với kỳ vọng các DN tư nhân, đặc biệt là đội ngũ doanh nhân trẻ, đóng góp ý kiến đề xuất các giải pháp chiến lược cho phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam, cũng như thiết lập cơ chế đối thoại thường xuyên giữa khu vực kinh tế tư nhân với Chính phủ và các đối tác trong, ngoài nước để hướng tới sự phát triển bền vững của khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới.

Ngay trước thềm Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có buổi gặp gỡ 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2016 để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, định hướng phát triển của các doanh nhân trẻ trong thời gian tới. Các doanh nhân trẻ đã chia sẻ những khó khăn đang phải đối mặt là thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm ứng xử với các thủ tục hành chính, nhiều quy định về thuế, thanh kiểm tra gây khó cho DN. Hơn nữa, các doanh nhân trẻ vẫn cảm nhận môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng, DN tư nhân là lực lượng yếu nhất nhưng lại ít được ưu đãi nhất so với DNNN và DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong khi thể hiện rõ quan điểm Chính phủ sẽ tiếp tục có những cải cách mạnh mẽ để cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, đồng thời có chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ cũng yêu cầu DN phải đi trên đôi chân của chính mình trên cơ sở đổi mới sáng tạo, chứ không phải bằng con đường thân hữu, quen biết.

Tại Diễn đàn, ông Zafric Asaf - Trưởng phái đoàn Kinh tế và Thương mại, Đại sứ quán Israel cũng nhận định, được sự hỗ trợ từ Chính phủ thôi thì chưa đủ mà bản thân các DN còn phải không ngừng vươn lên từ các thất bại của chính mình. Họ phải luôn phân tích các nguyên nhân thất bại để từ đó có hướng đi mới cho DN.

Góp phần tạo sức mạnh Quốc gia khởi nghiệp

Đúc rút những vấn đề từ thực tiễn, phiên toàn thể thứ nhất của Diễn đàn đã chọn ra 10 chủ đề kinh tế - kinh doanh để hơn 500 DN, đại biểu cùng thảo luận và tổng hợp ý kiến về 7 ngành và 3 lĩnh vực chuyên môn: Kinh tế số, giáo dục và đào tạo, năng lượng sạch và tiết kiệm năng lượng, nông nghiệp, phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ, phân phối và logistics, thị trường vốn và huy động vốn, hội nhập và toàn cầu hóa, khởi nghiệp và sáng tạo, cụm liên kết ngành.
Tham luận trong phiên kinh tế số, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT cho rằng việc phát động tinh thần Quốc gia khởi nghiệp mạnh mẽ từ năm 2016 cần được nuôi dưỡng bằng tinh thần đổi mới, sáng tạo và xây dựng cộng đồng DN. Để tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế số, DN cần lựa chọn định hướng tạo ra ý tưởng đột phá - khởi nghiệp, tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp để phát triển nền kinh tế số theo hướng bền vững như cung cấp dịch vụ phần mềm, dịch vụ nội dung số, cơ sở dữ liệu tri thức số, mạng xã hội... “DN lớn mạnh về số lượng và chất lượng để nắm bắt cơ hội và tạo động lực chủ yếu phát triển kinh tế số trong nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. DN khởi nghiệp sẽ góp phần đưa Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp để thay đổi vị thế và tăng trưởng của Việt Nam trên toàn thế giới” - Chủ tịch FPT khẳng định.

Ông Eric Sidgwick - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng ADB nhận định, Diễn đàn được khởi xướng bởi thế hệ doanh nhân trẻ ở Việt Nam và nhận được sự ủng hộ, tham gia của nhiều lãnh đạo cấp cao chứng tỏ sự quan tâm của Chính phủ đến sự phát triển của DN. Việt Nam đã có những nỗ lực để hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho khối DN tư nhân.

Đại diện các DN đã cùng nhau trao đổi để đánh giá khách quan thực trạng và nội lực của khu vực kinh tế tư nhân, qua đó đề xuất, giải pháp chiến lược cho phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam, cũng như thiết lập cơ chế đối thoại thường xuyên trên tinh thần hợp tác giữa khu vực kinh tế tư nhân với Chính phủ và các đối tác trong và ngoài nước để hướng tới sự phát triển bền vững.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ phong trào khởi nghiệp quốc gia, đồng thời xây dựng những DN tư nhân hiện có phát triển nhanh và bền vững, cùng các thành phần kinh tế khác đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Phó Thủ tướng tái khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp, mọi chủ thể của thị trường hoạt động đầu tư kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế kinh tế thị trường.

H.THOAN
Cùng chuyên mục
  • QUẢN LÝ DỰ ÁN BOT: Cần dung hòa lợi ích các bên
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tại “Hội nghị đánh giá công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theohình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) và BT (xây dựng - chuyển giao)giai đoạn 2011-2015” do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) quản lý, Phó Thủ tướngTrịnh Đình Dũng chỉ đạo Bộ cần tăng cường kiểm soát đầu tư BOT từ khâu chuẩnbị, lập dự án cho đến khảo sát, giải phóng mặt bằng, nghiệm thu bàn giao, xâydựng nhằm đảm bảo lợi ích người dân và nhà đầu tư, đảm bảo minh bạch thu phí,minh bạch trong lựa chọn nhà thầu.
  • Bất cập trong quy hoạch hệ thống cảng cạn
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết địnhsố 2223/QĐ-TTg (Quyết định 2223), phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống ICD Việt Nam đến năm 2020, định hướng đếnnăm 2030 nhằm phát triển hệ thống cảng cạn (ICD) để đáp ứng nhu cầu xuất, nhậpkhẩu hàng hóa của từng khu vực và hành lang kinh tế, đặc biệt đối với hàng hóađược vận chuyển bằng container. Tuy nhiên, Quy hoạch này rất khó triển khai vàcó phần mâu thuẫn với thực tế phát triển hiện nay.
  • Xuất khẩu rau, quả - Điểm sáng cho ngành Nông nghiệp
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngành nông nghiệp Việt Namđang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ những diễn biến bất lợi của khí hậucực đoan và thị trường xuất khẩu. Trong bức tranh nhiều màu tối đó, rau quả vàtrái cây là những mặt hàng xuất khẩu được dự báo là có triển vọng nhất củangành nông nghiệp Việt Namtrong năm 2016. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế tại Hội thảo “Triểnvọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2016” được tổ chức mới đây tại HàNội.
  • Doanh nghiệp nội và bài toán giữ vững thị trường bán lẻ
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo phân tích của các chuyên gia và DN trong ngành, dưđịa phát triển của thị trường bán lẻ tại Việt Nam còn rất lớn. Điều này được minh chứng qua những số liệu cụ thể: tổng mức lưu chuyển hànghóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tại Việt Nam giai đoạn2006-2010 tăng bình quân 25,4%, giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân khoảng 16%.Tốc độ tăng tuy có chậm lạinhưng vẫn là một mức tương đối khả quan trong tình hình sức mua vẫn còn yếu.
  • Cùng có trách nhiệm với an toàn vệ sinh thực phẩm
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Những hồi chuông báo động về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang tiếptục được nhiều đơn vị, tổ chức gióng lên, nối tiếp chuỗi sự kiện tuyên chiếnchống thực phẩm bẩn của Chính phủ và nhiều Bộ, ngành, cơ quan.
Tạo động lực phát triển doanh nghiệp tư nhân