Tháng 9, CPI của Tp. Hồ Chí Minh tăng 0,17%

(BKTO)- Ngày 29/9, Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2020 của thành phố tăng 0,17% so tháng trước. Đồng thời, CPI tháng 9/2020 tăng 0,09% so với tháng 12/2019 và tăng 2,09% so với cùng tháng năm trước. CPI bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 3,12% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.



                
   

Ảnh minh họa - Nguồn: sưu tầm.

   

Cụ thể, có 3/11 nhóm giảm so tháng trước bao gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (giảm 0,06%); nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (giảm 0,27%); nhóm văn hóa, giải trí và du lịch (giảm 0,28%). 7/11 nhóm hàng tăng nhẹ so với tháng trước, tăng cao nhất là nhóm giáo dục 1,39%; nhóm đồ uống và thuốc lá 0,21%; may mặc, mũ nón, giầy dép 0,05%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng 0,36%; giao thông 0,14%; bưu chính viễn thông 0,82%; hàng hóa và dịch vụ khác 0,07%. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế không biến động.

Phân tích diễn biến chỉ số giá một số nhóm hàng so với tháng trước, Cục Thống kê thành phố cho biết, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, chỉ số giá giảm 0,06% so với tháng trước; trong đó, nhóm lương thực tăng 0,04%, nhóm thực phẩm giảm 0,14%.

Một số nhóm hàng thực phẩm có mức giảm so với tháng trước như thịt gia súc giảm 1,55%, thịt gia cầm giảm 0,46%, thủy sản tươi sống giảm 0,38%, thủy sản chế biến giảm 0,21%, rau tươi, khô và chế biến giảm 0,38%. Do giá thịt lợn vẫn ở mức cao kéo theo các sản phẩm chế biến từ thịt lợn tăng theo như thịt quay, patê, lạp xưởng, thịt hộp. Các mặt hàng rau tươi, quả tươi tăng giảm do yếu tố mùa vụ.

Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,05% so tháng trước do nhu cầu mua sắm không cao. Cụ thể, vải các loại tăng 0,82%; quần áo may sẵn giảm 0,01%; dịch vụ may mặc tăng 0,22%. Còn lại các mặt hàng khác thuộc nhóm may mặc nhìn chung biến động không nhiều so tháng trước.

Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng 0,36% so tháng trước, giá điện sinh hoạt tăng 1,73%, giá nước sinh hoạt tăng 1,82%, giá nhà ở thuê tăng 0,01%, gas và các loại chất đốt tăng 0,34%. Giá gas tăng 0,50%, cụ thể điều chỉnh tăng lên 2.000 đồng/bình; giá dầu hỏa giảm 4,33%, còn lại các mặt hàng khác không biến động.

Nhóm giao thông tăng 0,14% so với tháng trước, xe ô tô mới tăng 1,04% do chi phí vận chuyển tăng từ ảnh hưởng dịch COVID-19. Nhiên liệu giảm 0,02%, chủ yếu do tác động của 2 lần điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 27/8/2020 và ngày 11/9/2020. Theo đó, giá xăng giảm 0,01%, dầu diezel giảm 4,88% so với tháng trước, phụ tùng tăng 0,17%, dịch vụ cho các phương tiện cá nhân không biến động.

Mặt khác, chỉ số giá vàng tháng 9/2020 giảm 0,74% so tháng trước; tăng 36,33% so tháng 12/ 2019. Chỉ số giá USD tháng 9/2020 giảm 0,04% so với tháng trước; giảm 0,07% so với tháng 12/2019.
Theo TTXVN
Cùng chuyên mục
  • 9 tháng, tốc độ tăng vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước cao nhất trong giai đoạn 2016-2020
    4 năm trước Kinh tế
    (BKTO)- Ngày 29/9, Tổng cục Thống kê cho biết, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 9 tháng năm 2020 tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Phát triển bền vững năng lượng quốc gia: Bài 1 – Chuyển dịch cơ cấu năng lượng
    4 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Trong giai đoạn vừa qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, tương đối đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực và phân ngành năng lượng, bám sát định hướng phát triển năng lượng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, năng lượng quốc gia vẫn còn nhiều hạn chế, mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đối mặt với nhiều thách thức, vì vậy việc chuyển dịch cơ cấu năng lượng là cần thiết. Chuyển dịch năng lượng là sự thay đổi chính sách, cơ cấu, công nghệ ngành năng lượng từ sản xuất, tiêu thụ các nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống như than, dầu, khí tự nhiên sang các nguồn năng lượng tái tạo bền vững như gió, mặt trời, sinh khối...
  • Tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi
    4 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Nhân lực cho khu vực dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi lâu nay vẫn được đánh giá là có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, chủ yếu là lao động giản đơn và chưa qua đào tạo. Trong thời đại cách mạng 4.0, khi cơ cấu thị trường, việc làm… đang thay đổi mạnh mẽ thì việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực này càng trở nên cấp bách.
  • Phát triển chăn nuôi cần gắn với nhu cầu thị trường trong nước và thế giới
    4 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo đánh giá của các chuyên gia, sau hơn 10 năm triển khai Chiến lược phát triển, ngành chăn nuôi đã đạt được thành tựu to lớn, tuy nhiên cũng có lúc phải “giải cứu” vì không liên kết chuỗi. Do đó, xây dựng Chiến lược chăn nuôi trong giai đoạn tới cần chú ý đến việc phát triển chăn nuôi gắn với nhu cầu thị trường trong nước và thế giới. Để làm được điều này, cần tính toán, không làm theo phong trào mà phải có chiến lược, kế hoạch.
  • Doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi thiên tai và biến đổi khí hậu
    4 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Cuộc điều tra DN có quy mô lớn nhất từ trước đến nay về chủ đề rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu ở Việt Nam đã cho kết quả, có tới 54% DN cho biết họ đã bị gián đoạn sản xuất kinh doanh do tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời, tỷ lệ DN bị suy giảm năng suất lao động và suy giảm doanh thu do thời tiết khắc nghiệt đều ở mức 51%.
Tháng 9, CPI của Tp. Hồ Chí Minh tăng 0,17%