Thanh Hóa: Nỗ lực tận dụng FTA hoàn thành mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 6 tỷ USD trong năm 2024

Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm của tỉnh Thanh Hóa tăng mạnh, giá trị xuất khẩu ước đạt 4.575 triệu USD, bằng 76,3% KH, tăng 27,3%, giá trị nhập khẩu ước đạt 8.068 triệu USD, tăng 39,2%. Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 6 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2023.

Để đạt mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 6 tỷ USD, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nâng cao hiệu quả tận dụng các Hiệp định thương mại tự do để hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thống kê từ Sở Công Thương Thanh Hóa cho thấy, đa số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng so với cùng kỳ, một số mặt hàng tăng cao như: Bột cá tăng 67,8%; dăm gỗ tăng 56,8%; hàng may mặc tăng 27,7%; giầy dép tăng 27,2%; đá ốp lát tăng 21,6%...

det-may-thanh-hoa.jpg
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng so với cùng kỳ, trong đó có hàng may mặc tăng

Chỉ tính riêng trong tháng 8, giá trị nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 953,7 triệu USD, tăng 240% so với cùng kỳ; các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: Dầu thô 678 triệu USD, gấp 4,2 lần so với cùng kỳ; máy móc, thiết bị, phụ tùng 49,2 triệu USD, tăng 68,3%... Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 7.275,9 triệu USD, tăng 34,8% so với cùng kỳ.

Theo Sở Công Thương Thanh Hóa, với mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 6 tỷ USD, thời gian tới, ngành công thương sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa và khơi thông thị trường hàng hóa xuất khẩu của tỉnh. Tiếp tục tổ chức Hội nghị phổ biến kiến thức về các Hiệp định FTA, hỗ trợ các doanh nghiệp làm việc với các đơn vị của Bộ Công Thương, các tham tán thương mại để tìm hiểu thông tin thị trường xuất khẩu.

Trong tiến trình hội nhập quốc tế và tham gia FTA, Thanh Hoá là tỉnh hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế để phát triển toàn diện kinh tế-xã hội, nhất là các ngành công nghiệp, cảng biển, logistics, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch, y tế, giáo dục chất lượng cao. Nằm ở vị trí chiến lược của vùng Bắc Trung bộ và có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lực tự nhiên và hạ tầng giao thông, Thanh Hóa có tiềm năng phát triển kinh tế lớn thông qua việc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó tham gia vào FTA.

Mặt khác, để chất lượng và năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu trong tỉnh được nâng cao, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030. Trên cơ sở đó, Sở Công Thương Thanh Hóa đã đưa ra các định hướng về phát triển sản phẩm xuất khẩu, định hướng phát triển thị trường cho doanh nghiệp; triển khai nhiều giải pháp, chiến lược giúp mặt hàng xuất khẩu phát triển. Địa phương đặt mục tiêu nỗ lực cải thiện hạ tầng vận chuyển và logistics; đào tạo lao động chất lượng cao; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến. Đặc biệt, cần tạo một hệ thống theo dõi và đánh giá hiệu quả việc tận dụng các FTA tại Thanh Hóa để có thể điều chỉnh chiến lược và biện pháp một cách hiệu quả.

cang-quoc-te-nghi-son.jpg
Hàng hóa xuất khẩu qua Cảng quốc tế Nghi Sơn - Thanh Hóa

Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh sự tập trung thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực, thương hiệu mạnh để đầu tư các dự án có công nghệ hiện đại, có hàm lượng trí thức cao, thân thiện với môi trường sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, có sản phẩm mang lợi thế cạnh tranh vào 6 trụ cột phát triển của tỉnh.

Thời gian tới, Thanh Hóa tiếp tục tổ chức các khoá tập huấn chuyên sâu về các Hiệp định thương mại tự do, khoá tập huấn về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp; tăng cường các hoạt động thu hút các doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, đồng thời có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tham gia mạng sản xuất, mạng phân phối khu vực và quốc tế, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Bên cạnh đó, việc triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã ban hành; hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế do các hiệp định thương mại đa phương và song phương đem lại để xuất khẩu trực tiếp hàng hoá. Ngoài ra, địa phương hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp khai báo C/O điện tử, nhanh chóng, kịp thời, giảm được thời gian và chi phí.

Thanh Hóa tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ hội nhập quốc tế của tỉnh. Thiết kế, xây dựng chương trình và đa dạng hình thức đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu đối ngoại của từng địa phương; nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường trách nhiệm của công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

Đồng thời, để kịp thời có các biện pháp hỗ trợ hoặc điều chỉnh phù hợp nhằm tăng cường lợi thế của tỉnh Thanh Hóa trong việc tận dụng các FTA, tỉnh cũng tiến hành rà soát các tiêu chuẩn và xây dựng hàng rào kỹ thuật; thực thi các biện pháp quyết liệt nhằm nâng cao uy tín và chất lượng hàng xuất khẩu của tỉnh; đổi mới nhanh công nghệ, thiết bị, áp dụng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt... để sản xuất sản phẩm xuất khẩu hợp chuẩn quốc tế.

Cùng chuyên mục
  • Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh “chắp cánh” cho doanh nghiệp phát triển bền vững
    một tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo các chuyên gia, mặc dù chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là những yêu cầu khó khăn, song nếu thực hiện thành công có thể “chắp cánh” cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam phát triển bền vững ở cả thị trường trong nước và quốc tế.
  • Khai mạc Lễ hội Thương hiệu sản phẩm thời trang Việt năm 2024
    một tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tối 18/10, tại Khu vực Quảng trường đối diện sân vận động quốc gia Mỹ Đình (đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Thương hiệu sản phẩm thời trang Việt năm 2024.
  • 
Ninh Bình: Doanh nghiệp hưởng lợi từ chuyển đổi số
    một tháng trước Doanh nghiệp
    Thời gian qua, việc đẩy mạnh chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chỉ số PCI luôn được tỉnh Ninh Bình xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Việc chuyển đổi số giúp cho doanh nghiệp Ninh Bình có sự phát triển bứt phá, nhất là với các đơn vị mạnh dạn thực hiện đổi mới sáng tạo, tăng cường sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch trong sản xuất, kinh doanh.
  • PVFCCo đạt Thương hiệu mạnh - Tăng trưởng xanh
    một tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thương hiệu Phân bón Phú Mỹ của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) vừa đón nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh - Tăng trưởng xanh” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times tổ chức.
  • Vinh danh các thương hiệu mạnh Việt Nam
    một tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chiều 16/10, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) đã tổ chức Chương trình Thương hiệu mạnh Việt Nam lần thứ 21 (2003-2024) và Lễ công bố, vinh danh TOP 10 – TOP 50 Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2024.
Thanh Hóa: Nỗ lực tận dụng FTA hoàn thành mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 6 tỷ USD trong năm 2024