Thành phố Hồ Chí Minh lấy ý kiến dự thảo nghị định của Chính phủ

(BKTO) - Ngày 10/01, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị nghiên cứu, thảo luận ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho TP. Hồ Chí Minh.

toan-canh-hoi-nghi.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Nguồn hochiminhcity.gov.vn

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan, đối với việc thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, trong quá trình điều hành thực tế vẫn còn gặp nhiều vướng mắc.

Trong khi đó, Nghị định 93/2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho TP. Hồ Chí Minh đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Vì vậy, cần thiết có một nghị định mới thay thế nghị định này để phân cấp thêm nhiệm vụ, quyền hạn cho TP. Hồ Chí Minh.

Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến phân cấp, ủy quyền cho cơ sở, tạo điều kiện cho cơ sở chủ động, năng động, sáng tạo hơn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Những quan điểm đó cũng cần được cập nhật và thực thi thông qua các quy định về phân cấp của Chính phủ.

pho-chu-tich-ubnd-tp-vo-van-hoan-phat-bieu-khai-mac-hoi-nghi.jpg
Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Nguồn hochiminhcity.gov.vn

Dự kiến, vào cuối tháng 02/2024, Thành phố sẽ trình Chính phủ xem xét ban hành nghị định phân cấp này.

Dự thảo Nghị định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho TP. Hồ Chí Minh quy định về nội dung phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ với UBND TP. Hồ Chí Minh trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước về đầu tư, kinh tế tài chính, ngân sách nhà nước, quy hoạch xây dựng và tài nguyên môi trường, giao thông vận tải, y tế giáo dục, khoa học công nghệ, nội vụ, lao động.

Theo Dự thảo, mục tiêu của phân cấp là nhằm tăng cường, xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước, tạo điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo trong giải quyết kịp thời, hiệu quả vấn đề phát sinh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội tương xứng với vị trí, vai trò của Thành phố đầu tàu kinh tế cả nước.

dai-bieu-phat-bieu-y-kien-gop-y-tai-hoi-nghi.jpg
Đại biểu phát biểu ý kiến góp ý tại Hội nghị. Ảnh: Nguồn tphcm.chinhphu.vn

Góp ý vào dự thảo Nghị định, tại Hội nghị, các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo bộ, ngành cho rằng, cần phân cấp cho TP. Hồ Chí Minh đủ mạnh để có thể tận dụng hết các cơ chế, chính sách đặc thù trong Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.

Phân cấp cho TP. Hồ Chí Minh phải đảm bảo nguyên tắc triệt để, sự chủ động, tự quyết cho chính quyền Thành phố. Vì nếu vấn đề nào Thành phố cũng phải xin ý kiến các bộ, ngành rồi sau đó báo cáo lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Thành phố cần được trực tiếp báo cáo Thủ tướng và chủ động quyết định.

Cần giao cho Thành phố quyền chủ động về bộ máy; sắp xếp các sở, ngành, phòng ban, chủ động biên chế và thu nhập tăng thêm đối với cán bộ.

Nghị quyết 98 giúp gỡ nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách cho TP. Hồ Chí Minh, nhưng trên thực tế triển khai còn vướng về luật; Thành phố tiếp tục đề xuất để có giải pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn./.

Cùng chuyên mục
  • Tây Ninh: Phấn đấu tăng trưởng GRDP 7% trong năm 2024
    10 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, ngành, địa phương, năm 2024, tỉnh Tây Ninh phấn đấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 7% trở lên; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 11.100 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm.
  • Cao Bằng: Giám sát thực hiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội
    10 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng tiến hành giám sát Chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 (Nghị quyết 43) ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) tại huyện Trùng Khánh.
  • Doanh nghiệp tiếp tục duy trì nỗ lực “vượt sóng”
    10 tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo các chuyên gia, năm 2024, dự báo có nhiều yếu tố thuận lợi, song khó khăn cũng rất lớn tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Điều đó đòi hỏi cộng đồng DN cần phải nhận diện đầy đủ, sâu sắc những cơ hội, thách thức để có thể tiếp tục vượt khó, duy trì sự phục hồi và phát triển.
  • Cần tăng tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP
    10 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo kết quả đo lường của Tổng cục Thống kê, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP từ năm 2020-2023 lần lượt là 12,66%; 12,88%; 12,63% và 12,33%. Trung bình tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP các năm 2020-2023 đạt khoảng 12,62%. Tính riêng trong năm 2023, ngành kinh tế số lõi đóng góp 7,42% và số hóa các ngành khác đóng góp 4,91%.
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiều đóng góp quan trọng trong năm 2023
    10 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 đạt được những kết quả đáng khích lệ, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT).
Thành phố Hồ Chí Minh lấy ý kiến dự thảo nghị định của Chính phủ