Thị trường IPO Đông Nam Á: Kiên cường và bền bỉ

(BKTO) - Thị trường IPO (bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) Đông Nam Á vẫn duy trì tốt bất chấp những bất ổn kinh tế. Việt Nam có 8 thương vụ huy động vốn thông qua IPO trong năm 2022 với số vốn gọi được lên tới 71 triệu USD, theo Báo cáo thị trường IPO Đông Nam Á năm 2022 của Deloitte.

1a.png
Thị trường IPO Đông Nam Á. Nguồn: Deloitte

Các công ty nhỏ tiếp tục IPO bất chấp những bất ổn kinh tế

Theo báo cáo của Deloitte, thị trường IPO Đông Nam Á kết thúc năm 2022 với mức vốn hóa là 56,1 tỷ USD. Mặc dù vốn huy động đã giảm 43% nhưng giá trị vốn hóa thị trường lại tăng 10,3% so với năm trước.

Các công ty ở Đông Nam Á đã huy động được 7,6 tỷ USD từ 163 đợt IPO trong năm 2022, giảm 43% so với năm 2021 (tổng số vốn huy động được là 13,3 tỷ USD từ 152 đợt IPO).

Việc số lượng công ty IPO tăng lên nhưng tổng số vốn gọi lại giảm cho thấy số lượng các đợt IPO nhỏ diễn ra nhiều hơn do các công ty nhỏ tiếp tục kế hoạch IPO bất chấp những bất ổn kinh tế hiện tại. Trong khi đó, các công ty lớn hơn với đòn bẩy tốt hơn đang chờ đợi và trì hoãn chào bán đến khi điều kiện thị trường tốt hơn.

Bà Tay Hwee Ling - Lãnh đạo phụ trách dịch vụ IPO thị trường Đông Nam Á và Singapore, Deloitte - nhận định: Việc mở cửa trở lại các nền kinh tế và biên giới quốc gia đã dẫn đến lạm phát toàn cầu tăng từ 4,7% (2021) lên 8,8% vào năm 2022 và lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ tăng gần 4%/năm nhằm kiềm chế lạm phát gia tăng. Trước những yếu tố kinh tế vĩ mô này, thị trường IPO Đông Nam Á đã duy trì khá tốt và vẫn còn tiềm năng tăng trưởng.

1.png
Phân tích IPO tại Đông Nam Á theo quy mô IPO. Nguồn: Deloitte

Thái Lan có tổng số tiền huy động qua hoạt động IPO cao nhất trong số các sàn giao dịch tại Đông Nam Á, với 3,6 tỷ USD huy động được từ 42 đợt IPO. Trong đó, 3,2 tỷ USD đã được huy động trong nửa cuối năm 2022, khi các biện pháp hạn chế Covid-19 được nới lỏng.

Các thương vụ IPO của Thái Lan đa dạng nhóm ngành khác nhau, bao gồm các sản phẩm tiêu dùng nhanh, dịch vụ tài chính và xây dựng. Đặc biệt, trong năm 2022, lần đầu tiên Quỹ Tín thác bất động sản (REIT) đầu tư vào tài sản cho thuê sân bay và đây là số vốn huy động vào REIT lớn nhất trong 8 năm qua.

Tương tự Thái Lan, với 2,4 tỷ USD vốn huy động qua 59 đợt IPO, Indonesia duy trì vị thế một trong hai quốc gia dẫn đầu thị trường Đông Nam Á kể từ năm 2021.

Riêng thương vụ PT GoTo Gojek Tokopedia Tbk chiếm 1,1 tỷ USD trong số vốn huy động được và cũng là thương vụ IPO dẫn đầu toàn khu vực trong năm 2022.

PT Global Digital Niaga Tbk (BliBli) đứng thứ hai với 508 triệu USD huy động được. Gojek và BliBli gia nhập vào nhóm các công ty công nghệ đang phát triển ở Indonesia vừa được chào bán trong những năm gần đây.

“Chúng tôi vẫn lạc quan rằng số lượng các thương vụ IPO trong lĩnh vực công nghệ sẽ tiếp tục gia tăng, nhiều công ty công nghệ mới dự kiến sẽ chào bán trong những năm tiếp theo cùng các công ty trong ngành hàng tiêu dùng”, Bà Imelda M. Orbito - Lãnh đạo phụ trách Tư vấn sự kiện đột phá, Deloitte Indonesia - chia sẻ.

Một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á cũng có một năm khả quan đối với thị trường IPO. Theo đó, thị trường IPO Malaysia có số vốn huy động tăng 138%, tương ứng 801 triệu USD. Mức tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu của các nhà đầu tư đối với các công ty có nền tảng tốt. Đặc biệt, số lượng chào bán trên sàn ACE (Access, Certainty, Efficiency) đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2021, một con số ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại.

Đông Nam Á vẫn còn tiềm năng tăng trưởng cao. Mặc dù định giá hiện tại có thể thấp hơn đối với các công ty công nghệ nhưng những công ty có nền tảng kinh doanh vững chắc và có thể chứng minh khả năng sinh lời vẫn đạt được định giá thị trường tối ưu và khai thác những lợi ích của thị trường vốn.

Tay Hwee Ling - Lãnh đạo phụ trách dịch vụ IPO thị trường Đông Nam Á và Singapore

Singapore cũng chứng kiến 11 thương vụ IPO, huy động được 428 triệu USD trong năm 2022, bao gồm: 3 thương vụ SPAC (Công ty đặc biệt thành lập với mục đích mua lại) với tổng số vốn gọi được là 389 triệu USD và 8 thương vụ IPO trên Catalist huy động được 39 triệu USD. Đây là một khởi đầu tích cực cho cơ chế chào bán của SPAC được giới thiệu tại Singapore vào tháng 9/2021.

Thị trường IPO Việt Nam đã có sự chuyển dịch

Báo cáo của Deloitte cho thấy, Việt Nam có 8 thương vụ IPO vào năm 2022 với số vốn gọi được lên tới 71 triệu USD. Trong đó, 6 thương vụ IPO diễn ra vào nửa đầu năm 2022. Giai đoạn này, thị trường Việt Nam chứng kiến 2 thương vụ IPO thành công huy động được hơn 20 triệu USD mỗi công ty từ Tôn Đông Á và Nova Consumer. Các công ty và nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn trong nửa cuối năm do những bất ổn trên thị trường vốn toàn cầu và trong nước.

2.png
Thị trường IPO tại Việt Nam. Nguồn: Deloitte

Nền kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,5% vào năm 2023. Mức tăng trưởng chậm lại so với năm 2022 bắt nguồn từ những bất ổn ở thị trường kinh tế toàn cầu và sự phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài trong các hoạt động sản xuất.

Nhiều công ty chuẩn bị chào bán nhưng đang chờ đến khi diễn biến thị trường có dấu hiệu tích cực hơn. Những thay đổi về quy định trên thị trường vốn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư và ổn định nền kinh tế trong dài hạn, hướng đến một thị trường chứng khoán sôi động hơn.

Ông Bùi Văn Trịnh - Phó Lãnh đạo phụ trách Tư vấn Sự kiện đột phá, Deloitte Việt Nam - cho biết: Trọng tâm của thị trường IPO đã chuyển từ bất động sản (năm 2021) sang sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng vào năm 2022. Ngành hàng tiêu dùng được kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, với những thương vụ IPO sắp tới.

Với những bất ổn hiện tại, các nhà đầu tư cũng như các công ty đang khá thận trọng trong việc xác định thời điểm gia nhập thị trường. Các cơ quan quản lý của Việt Nam đã thi hành nhiều chủ trương tích cực nhằm nâng cao tính minh bạch của thông tin tài chính, chẳng hạn như như áp dụng các quy định khuyến khích tính minh bạch, hiệu quả và uy tín trong quy trình chào bán, đồng thời đề xuất thúc đẩy việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)./.

Cùng chuyên mục
  • Ngành xây dựng đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
    một năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong năm 2023, ngành xây dựng sẽ siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết.
  • Đề xuất bỏ quy định bảo lãnh bán nhà ở hình thành trong tương lai
    một năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) mới có văn bản góp ý cho Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), trong đó HoREA kiến nghị xem xét bỏ quy định bảo lãnh bán nhà ở hình thành trong tương lai, để góp phần kéo giảm giá bán nhà ở cho người mua.
  • Bình Thuận: Tích cực tháo gỡ vướng mắc cho dự án kho cảng nhập khí
    một năm trước Đầu tư
    Tại buổi làm việc với Đoàn công tác Tập đoàn AES về tình hình thực hiện Dự án Nhà máy điện khí Sơn Mỹ II và Dự án Kho cảng nhập khí LNG Sơn Mỹ, chiều ngày 15/2, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Đoàn Anh Dũng đề nghị Tập đoàn phối hợp với các cơ quan chức năng tháo gỡ vướng mắc để sớm triển khai dự án; đồng thời khẳng định địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tập đoàn thực hiện các thủ tục đầu tư theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
  • Chỉ số giá xây dựng quốc gia năm 2022 tăng 4,92%
    một năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Bộ Xây dựng mới ban hành Quyết định số 62/QĐ-BXD công bố Chỉ số giá xây dựng quốc gia năm 2022; trong đó xác định chỉ số giá xây dựng chung cả nước năm 2022 tăng 11,01% so với năm 2020 và tăng 4,92% so với năm 2021.
  • Doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đến đứng đầu ASEAN để mở rộng kinh doanh
    một năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong phương hướng triển khai kinh doanh 1-2 năm tới, có 60% doanh nghiệp Nhật Bản cho biết sẽ mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Tỷ lệ này đứng đầu khu vực ASEAN và chỉ đứng sau Ấn Độ, Bangladesh trong số 20 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, châu Đại Dương nơi các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư kinh doanh.
Thị trường IPO Đông Nam Á: Kiên cường và bền bỉ