Thông thoáng về chính sách, thông suốt về hạ tầng, thông minh về quản lý

(BKTO) - Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - khi dự Chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10) năm 2023 với chủ đề "Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị", sáng 10/10, tại Hà Nội.

1(1).jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Năm 2023 là năm Dữ liệu số quốc gia. Ảnh: Chính phủ

Chương trình do Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Mục tiêu kép

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng nhấn mạnh thông điệp của Ngày Chuyển đổi số quốc gia là "Chuyển đổi số một cách tổng thể, xuyên suốt, toàn diện, bao trùm, liên thông nhưng có trọng tâm trọng điểm; với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp, mang lại lợi ích thiết thực cho quốc gia, dân tộc và cho chính người dân, doanh nghiệp là yếu tố quyết định bảo đảm sự thành công trong chuyển đổi số quốc gia".

Năm 2023 là năm Dữ liệu số quốc gia, với quan điểm dữ liệu số là tài nguyên quốc gia, là nền tảng của sự phát triển, chúng ta cần nắm bắt, tận dụng cơ hội để khai thác, phát huy giá trị của dữ liệu số trở thành nguồn lực quan trọng cho phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.

Chuyển đổi số quốc gia tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số, phát triển thịnh vượng, tiên phong ứng dụng các công nghệ mới và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện phương thức quản lý, điều hành của Chính phủ; sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; lối sống, làm việc và học tập của người dân; phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, bao trùm, rộng khắp, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Chính phủ Việt Nam xác định mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu để hiện thực hóa khát vọng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, người dân được phồn vinh, ấm no và hạnh phúc.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, nhiệt liệt biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm và kết quả đạt được của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Dữ liệu số là tài nguyên quốc gia, càng khai thác thì đất nước càng phát triển

Với thông điệp "Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới", yêu cầu "thông thoáng về chính sách, thông suốt về hạ tầng, thông minh về quản lý", Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ.

Một là, tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách cho hạ tầng số, nền tảng số và nguồn nhân lực số để thúc đẩy dữ liệu số phát triển ổn định, bền vững. Sớm xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về dữ liệu số; danh mục dữ liệu dùng chung; quản lý chất lượng thông tin, dữ liệu để giám sát, đánh giá dữ liệu số một cách xuyên suốt và mang lại giá trị, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Luôn phải coi dữ liệu số là tài nguyên quốc gia, càng khai thác nguồn tài nguyên này thì đất nước càng phát triển.

2(1).jpg
Các đại biểu tham dự sự kiện. Ảnh: Chính phủ

Hai là, đẩy mạnh việc tạo lập dữ liệu thông qua triển khai xây dựng, phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành là yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra giá trị mới. Đồng thời, đẩy mạnh thu thập, xử lý, làm sạch dữ liệu, kết nối các hạ tầng số tập trung để khai thác, chia sẻ dữ liệu. Sớm trình cấp có thẩm quyền chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia. Quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước và xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia sẽ là nền tảng phát triển Chính phủ số.

Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, Trung tâm Dữ liệu quốc gia không thay thế cơ sở dữ liệu của các Bộ ngành, địa phương. Cơ sở dữ liệu của các Bộ ngành, địa phương có vị trí, vai trò riêng và góp phần làm phong phú thêm Trung tâm Dữ liệu quốc gia.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần chung tay tháo gỡ những điểm nghẽn trong triển khai Đề án 06. Trong đó, có một số nhiệm vụ cụ thể, quan trọng cần tổ chức triển khai thực hiện ngay.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất giải pháp bổ sung thông tin địa chỉ số quốc gia vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tích hợp tài khoản định danh điện tử với hệ thống sàn giao dịch bất động sản quốc gia, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; khai báo địa chỉ số của cá nhân, tổ chức trên VNeID bảo đảm phù hợp với quy định hiện hành; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước 30/11.

Bộ Công an chủ trì, làm việc với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất giải pháp tích hợp tiện ích sổ Bảo hiểm Xã hội trên ứng dụng VNeID, bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo, lãng phí; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước 30/10.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an tổ chức hướng dẫn các cơ sở y tế và người dân sử dụng thông tin Sổ sức khỏe điện tử trên VneID; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước 30/10.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch dữ liệu người tham gia giao dịch chứng khoán. Nhiệm vụ này hoàn thành trong tháng 11/2023.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cấp, hiện đại hóa hạ tầng số, nhất là hạ tầng dùng chung, hạ tầng thanh toán, hạ tầng thông tin tín dụng…; bảo đảm năng lực tính toán, truyền tải, tính ổn định, tin cậy và an toàn trong xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số. Đẩy mạnh thu thập, kết nối, liên thông, xử lý, làm sạch dữ liệu để cho phép khai thác, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, doanh nghiệp thiết lập các kênh cung cấp dịch vụ số nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, hướng đến nền kinh tế số.

Bốn là, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến thông qua tái cấu trúc quy trình, tái sử dụng dữ liệu sẵn có. Đồng thời, đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Xây dựng, vận hành hiệu quả hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu số hóa, tái sử dụng dữ liệu; kết nối, tích hợp, chia sẻ với Cổng dịch vụ công quốc gia và các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành…

Năm là, hỗ trợ các doanh nghiệp tích cực chuyển đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh lên môi trường số, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tập trung nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ số để tạo ra giá trị bền vững trong tạo lập và khai thác dữ liệu. Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D)...

Sáu là, tăng cường công tác truyền thông về lợi ích, hiệu quả của chuyển đổi số./.

Cùng chuyên mục
  • Phấn đấu đến năm 2030, 100% thuốc được cung ứng chủ động, kịp thời
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Ngày 09/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược).
  • Nam Định: Phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Với những kết quả tích cực đã đạt được trong 9 tháng năm 2023, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định tiếp tục bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, đảm bảo hoàn thành và phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
  • Quyết tâm chống khai thác thủy sản bất hợp pháp
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Kể từ khi Ủy ban châu Âu (EC) áp “thẻ vàng” đối với thủy sản, cả hệ thống chính trị của Việt Nam đã vào cuộc, triển khai quyết liệt nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm về khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Với những quyết tâm, nỗ lực và những kết quả đạt được trong thời gian qua, chúng ta có quyền hy vọng Việt Nam sẽ sớm tháo gỡ được thẻ vàng trong thời gian sớm nhất.
  • Xây dựng người Hà Nội tiêu biểu cho lương tri và phẩm giá con người Việt Nam
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu này khi dự Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2023; phát động phong trào thi đua hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 09/10.
  • Để khoa học công nghệ đóng góp lớn hơn vào giá trị sản xuất nông nghiệp
    một năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa nông sản và dịch vụ trên thị trường. Đây là đánh giá được Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Thị Thanh Thủy trao đổi với Báo Kiểm toán bên lề Hội nghị về KHCN và đổi mới sáng tạo của ngành nông nghiệp.
Thông thoáng về chính sách, thông suốt về hạ tầng, thông minh về quản lý