Thúc đẩy PVN trở thành tập đoàn công nghiệp năng lượng hàng đầu

(BKTO) - Chi nhánh Phát điện Dầu khí (PVPGB) có nhiệm vụ chung sức thúc đẩy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trở thành tập đoàn công nghiệp năng lượng hàng đầu của đất nước và khu vực.

1(3).jpg
Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trao các quyết định bổ nhiệm Ban lãnh đạo PVPGB. Ảnh: PTT

Thông tin trên vừa được ông Hồ Công Kỳ - Giám đốc Chi nhánh Phát điện Dầu khí nhấn mạnh tại buổi lễ công bố thành lập PVPGB, ngày 24/5, tại Hà Nội.

Việc thành lập PVPGB cũng khẳng định PVN luôn hướng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động, chuyên nghiệp trong quản lý, vận hành sản xuất kinh doanh của các nhà máy điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu này, từ năm 2020, PVN đã hoàn thiện Đề án thành lập Chi nhánh Phát điện với mô hình 01 đơn vị đầu mối quản lý các nhà máy điện do Tập đoàn làm chủ đầu tư để tối ưu hóa nguồn lực.

Cụ thể, Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng cho biết, PVPGB sẽ thay mặt PVN tổ chức quản lý tài sản, khai thác, vận hành và bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy điện thuộc Tập đoàn và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác.

Chi nhánh Phát điện Dầu khí sẽ là đầu mối tiến hành các thủ tục để các nhà máy điện tham gia hoạt động điện lực, thị trường điện theo quy định của pháp luật; tiếp nhận các nhà máy điện từ Chủ đầu tư sau khi hoàn thành công tác đầu tư xây dựng và đi vào vận hành thương mại.

Với đội ngũ hơn 1.000 cán bộ, kỹ sư, người lao động kỹ thuật cao, Chi nhánh PVPGB sẽ là một đơn vị lớn của Tập đoàn, giữ vị trí, vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của PVN.

Giao nhiệm vụ cho PVPGB, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng đề nghị Chi nhánh cần khẩn trương triển khai các công việc liên quan, sớm ban hành hệ thống các quy định quản trị, giám sát kinh tế kỹ thuật, tích cực chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu để tích hợp cùng hệ thống quản trị của toàn Tập đoàn.

Chi nhánh cũng cần bắt tay ngay vào việc tiếp nhận, triển khai các hợp đồng thương mại liên quan đến việc vận hành các nhà máy điện, không được để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung, ảnh hưởng đến việc quản lý, vận hành các nhà máy điện, đặc biệt trong các đợt cao điểm nắng nóng khiến nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt tăng cao.

PVPGB cần tập trung toàn bộ nhân lực, vật lực, đảm bảo đầy đủ nhiên liệu để vận hành các nhà máy điện an toàn, ổn định, góp phần đảm bảo cung ứng điện đầy đủ cho nền kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Theo lãnh đạo PVN, trước mắt, PVPGB sẽ quản lý, vận hành sản xuất kinh doanh các Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, Thái Bình 2, Long Phú 1.

Trong đó, Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 đã khánh thành ngày 16/7/2022, gồm 2 tổ máy, tổng công suất 1.200 MW, sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Nhà máy này có tổng mức đầu tư hơn 43.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 2 tỷ USD), sản lượng đóng góp cho lưới điện quốc gia khoảng 7,3 tỷ kWh/năm, góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ tải của khu vực Tây Nam bộ và cả nước.

Còn Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 vừa khánh thành ngày 27/4/2023. Với tổng công suất lên tới 1.200 MW, Nhà máy có quy mô công suất lớn nhất khu vực Đồng bằng Bắc bộ. Sau khi hoàn thành, đưa vào vận hành, hằng năm, Nhà máy dự kiến cung cấp hơn 7,2 tỷ kWh cho lưới điện quốc gia.

Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 có tổng mức đầu tư 29.580 tỷ đồng, trong đó 70% là vốn vay tín dụng, 30% còn lại là vốn đối ứng của Chủ đầu tư - PVN. Dự án đang được tiếp tục triển khai, dự kiến sau khi hoàn thành, Nhà máy sẽ cung cấp cho hệ thống điện khoảng 7,8 tỷ kWh/năm./.

Cùng chuyên mục
  • Thoái vốn phải bảo đảm hiệu quả, nhất là với những “con gà đẻ trứng vàng”
    11 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Là Tập đoàn hóa chất của nhà nước, Vinachem vừa phải đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, người dân nhất là những mặt hàng thiết yếu, vừa phải hoạt động hiệu quả, bảo tồn được vốn của nhà nước. Thoái vốn phải bảo đảm hiệu quả, không máy móc, nhất là với những “con gà đẻ trứng vàng”…
  • Giảm thuế, hạ lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó
    11 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Đây là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, tại phiên thảo luận ở Tổ sáng 25/5 về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2023.
  • Bộ Công Thương đã duyệt giá tạm của 24 dự án điện chuyển tiếp
    11 tháng trước Kinh tế
    Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tính đến ngày 24/5, có 37/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện (EPTC) thuộc EVN để phục vụ việc đàm phán hợp đồng mua bán điện và giá điện.
  • Khai mạc Diễn đàn và Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu
    11 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Ngày 25/5 tại TP. Hồ Chí Minh, Diễn đàn và Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu năm 2023 (HCM City Export 2023) do Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đã chính thức khai mạc. Sự kiện thu hút 250 gian hàng tham gia cùng 2.000 khách trong và ngoài nước tham dự.
  • Tháo gỡ các nút thắt đã được nhận diện
    11 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - “Để hoàn thành chỉ tiêu theo kế hoạch thì các Quý còn lại của năm 2023 phải tăng trưởng bình quân 7,5-8%. Đây là thách thức rất lớn trong điều hành, do vậy, Chính phủ cần phải có các giải pháp mạnh mẽ, tháo gỡ các nút thắt hiện nay đã được nhận diện” - đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Sơn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát biểu tại phiên thảo luận tại tổ sáng 25/5.
Thúc đẩy PVN trở thành tập đoàn công nghiệp năng lượng hàng đầu