Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản

(BKTO) - Ngày 5/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Bộ Công thương, sự đồng hành của Tổ chức Tài chính quốc tế IFC, Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group) tổ chức Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam năm 2019”.



                
   

Quang cảnh Diễn đàn

   
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, năm 2018 ngành nông nghiệp đã vượt qua các khó khăn, thách thức để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra như: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3,76%, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,86% (trong đó nông nghiệp tăng 2,91%, lâm nghiệp tăng 6,09%, thủy sản tăng 6,5%), kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục 40,02 tỷ USD với thặng dư thương mại khoảng 8,72 tỷ USD.

Mặc dù vậy, trong năm 2019, ngành nông nghiệp dự báo sẽ đối mặt với nhiều khó khăn thách thức trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Theo đó, nông nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán nên chưa đáp ứng được yêu cầu về sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Thách thức, nguy cơ từ tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trong nước và tình hình cung cầu nông sản.

Bên cạnh đó, thị trường đầu ra cho nông sản vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế thế giới 2019 dự báo giảm và các nước trên thế giới đều quay lại tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nên các mặt hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu. Ngoài ra, các nước nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam đều gia tăng bảo hộ hàng hóa nông sản thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu truy xuất nguồn gốc…

Tại Diễn đàn, đại diện các Bộ ngành, UBND các tỉnh, DN, Hiệp hội… đã thảo luận nêu lên những tồn tại vướng mắc; đồng thời đề xuất các giải pháp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản của Việt Nam năm 2019 và những năm tiếp theo.

Kết luận Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng, bứt phá để hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2016- 2020. Đồng thời, đây cũng là năm mà Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao các chỉ tiêu về phát triển ngành nông nghiệp đều cao hơn năm 2018 như: tốc độ tăng trưởng GDP trên 3,0%, giá trị sản xuất trên 3,11%; kim ngạch nhập khẩu đạt 43 tỷ USD.

Để đạt được mục tiêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định năm 2019, ngành nông nghiệp phát triển cơ cấu sản xuất theo 3 trục sản phẩm chủ lực: sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý. Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, xây dựng các vùng nguyên liệu sản xuất tập trung; đẩy mạnh liên kết phát triển tổ hợp tác, HTX; thu hút đầu tư doanh nghiệp tư nhân; xây dựng các mô hình theo chuỗi; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích, các chợ... để thúc đẩy tiêu thụ trong nước. Đồng thời, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, tiến tới hài hòa hóa với các quy định của các thị trường nhập khẩu khu vực và trên thế giới; tập trung xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia, phát triển và nhân rộng việc thực hiện cấp mã số vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc; xử lý nghiêm các hành vi gian lận, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa nông sản, nhằm giữ uy tín cho hàng hóa nông sản của Việt Nam cả thị thị trường trong nước và quốc tế.

Tin, ảnh: LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Tiếp tục đẩy mạnh cho vay thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Sau khi có văn bản chỉ đạo các ngân hàng về việc cho vay thu mua thóc gạo vụ Đông- Xuân 2019, ngày 4/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) lại ban hành văn bản số 1289/NHNN-TD về việc tiếp tục đẩy mạnh cho vay thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, NHNN yêu cầu các ngân hàng khẩn trương triển khai các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, DN phục vụ sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, góp phần ổn định giá lúa gạo.
  • Ký kết khoản vay trị giá 188 triệu USD cho Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc
    5 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Hôm nay (5/3), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam đã ký kết khoản vay trị giá 188 triệu USD cho Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc.
  • Triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 4/3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị.
  • Thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Năm 2018, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ bối cảnh chung của thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu, nhưng TTCK Việt Nam vẫn là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, góp phần tích cực vào quá trình tái cơ cấu và hội nhập quốc tế. Trong thời gian tới, để có thể nâng hạng TTCK Việt Nam từ “thị trường cận biên” lên thành “thị trường mới nổi”, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ còn rất nhiều việc quan trọng phải hoàn thành, đặc biệt là việc tạo lập niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
  • Ngành gỗ thiếu hụt nhân lực trình độ cao
    5 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Thị trường rộng mở, năng lực sản xuất cải thiện rõ rệt và sự đồng hành từ Chính phủ cũng như các Bộ, ngành liên quan đã mở ra vận hội mới cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, ngành gỗ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản