Thúc đẩy tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - UAE

(BKTO) - Là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi, UAE đang tích cực trao đổi với phía Việt Nam để có được một Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam và UAE.

Tại phiên họp lần thứ nhất về Hiệp định CEPA, ngày 05/6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao tầm quan trọng của việc đàm phán Hiệp định này trong việc thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam và UAE về kinh tế, thương mại và đầu tư.

1.jpg
Các đại biểu tham dự Phiên họp lần thứ nhất. Ảnh: BCT

Theo đó, Bộ trưởng đề nghị cấp kỹ thuật của hai bên thảo luận, sớm thống nhất một số nội dung quan trọng, tạo tiền đề thuận lợi cho các phiên thảo luận tiếp theo, hướng tới mục tiêu sớm kết thúc đàm phán trên cơ sở cân bằng về lợi ích giữa hai bên.

CEPA giữa Việt Nam và UAE sẽ là văn kiện pháp lý quan trọng, tạo cú huých lớn nhờ những cam kết về cắt giảm thuế quan và các cam kết khác liên quan đến mở cửa thị trường, thuận lợi hoá thương mại, đầu tư.

Hiệp định cũng sẽ góp phần thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và UAE, đưa mối quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước nâng lên tầm cao mới, phát huy hiệu quả vai trò, vị trí, lợi thế của hai nước trong khu vực.

Dự kiến, ngay sau phiên họp, hai bên sẽ tập trung trao đổi về các nội dung của CEPA, bao gồm: thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, thương mại dịch vụ, thuận lợi hóa đầu tư, thương mại điện tử, hợp tác hải quan, phòng vệ thương mại, pháp lý - thể chế...

UAE hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi với kim ngạch song phương năm 2022 đạt 4,4 tỷ USD.

Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang UAE đạt 3,8 tỷ USD và nhập khẩu từ UAE đạt 582,6 triệu USD, tăng 1,6% so với năm 2021. Hiện Việt Nam chiếm khoảng 2,2% thị phần nhập khẩu tại UAE và UAE chiếm khoảng 0,2% thị phần nhập khẩu của Việt Nam.

Cùng chuyên mục
  • Cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Hà Nội xác định công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) và thực hiện cơ chế một cửa liên thông là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính của Thành phố.
  • Bài 2: Ngăn rủi ro tín dụng - Cần cơ chế giám sát hiệu quả
    một năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (KTNN), một trong những biện pháp để ngăn ngừa rủi ro tín dụng là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải xây dựng tiêu chí giám sát và công khai chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế cũng như các tổ chức tín dụng.
  • Tạo hành lang pháp lý phát triển ngân hàng số
    một năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Theo các đại biểu Quốc hội, quy định trong Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chưa đáp ứng yêu cầu, chưa phản ánh đúng thực tiễn về xu hướng chuyển đổi số trong hoạt động của ngành ngân hàng hiện nay…
  • UPCoM tháng 5/2023: Khối lượng giao dịch tăng 32,67%
    một năm trước Tài chính
    (BKTO) - Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, tháng 5/2023, thị trường UPCoM có diễn biến sôi động, thanh khoản tăng đáng kể so với tháng trước. Khối lượng giao dịch (KLGD) bình quân đạt xấp xỉ 58,54 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 32,67% so với tháng trước.
  • Dành nguồn lực phát triển nhà ở xã hội
    một năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc Dự thảo Luật quy định khá chi tiết về xác định giá thuê, thuê mua, bán NOXH do Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cũng như trách nhiệm của các bên trong đầu tư xây dựng NOXH.
Thúc đẩy tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - UAE