Tìm lời giải cho bài toán thiếu hụt nhân lực ngành bán dẫn

(BKTO) - Nhận thức rõ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn đang dần thay đổi cả thế giới, Việt Nam đã và đang chủ động nắm bắt mọi cơ hội, để có thể tham gia vào “cuộc chơi” này, vì một tương lai phát triển bền vững. Tuy nhiên, vấn đề thiếu hụt về nhân lực ngành bán dẫn đang đặt ra cho Việt Nam một bài toán lớn, cần sự giải đáp.

sua_15.jpg
Công nghệ bán dẫn và AI thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, sinh viên trong Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024. Ảnh: M. THÚY

Nhân lực trong nước chỉ đạt 50% mục tiêu đề ra

Với sự quyết tâm, vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, Việt Nam đã hình thành được một hệ sinh thái bán dẫn, AI có quy mô lớn trong khu vực với sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn như: Google, Meta, NVIDIA, AMD… và rất nhiều doanh nghiệp công nghệ cao trong ngành điện tử. Theo dự báo của Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Đông Nam Á (SEMI SEA), giai đoạn 2022-2027, thị trường bán dẫn Việt Nam có thể tăng trưởng hơn 6%.

Song, để có thể thực sự bứt phá trong lĩnh vực AI và bán dẫn, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức; trong đó, cơ bản nhất là sự thiếu hụt kỹ sư chuyên nghiệp.

Việc đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn sẽ là đột phá của đột phá, then chốt của then chốt; được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu và thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Hiện, nguồn nhân lực thiết kế vi mạch của Việt Nam mới chỉ có khoảng 5.000 người. Do đó, để đáp ứng mục tiêu Việt Nam có ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ Đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn; đào tạo ít nhất 5.000 nhân lực có chuyên môn sâu về AI phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn… trong Chiến lược “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” đã được phê duyệt, các chuyên gia cho rằng, cần phải tăng tốc, nâng cao chất lượng đào tạo. Bởi nếu duy trì tốc độ đào tạo như thời gian trước, nguồn nhân lực chỉ đảm bảo được 50% mục tiêu nhân sự đề ra mỗi năm.

Việt Nam hiện có 160 trường chuyên ngành đào tạo kỹ thuật công nghệ; 134.000 sinh viên đầu vào mỗi năm tham gia ngành công nghệ, trong đó có 1.400 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành vi mạch bán dẫn.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy, trong 20 năm qua, nhiều trường đại học, trong đó có Đại học Quốc gia và Đại học Bách khoa đã xây dựng những nhóm nghiên cứu mạnh, có những đề án nghiên cứu lớn về lĩnh vực bán dẫn. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa đạt được như kỳ vọng...

Chia sẻ về các khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực bán dẫn tại Việt Nam, ông Trần Đăng Hòa - Chủ tịch FPT Semiconductor - cho biết, Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, tuy nhiên, số lượng kỹ sư liên quan đến AI, bán dẫn còn ít, trong khi thực tế rất cần kỹ sư chuyên môn sâu. Chương trình đào tạo chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng công nghệ hiện đại. Ngoài ra, Việt Nam đang thiếu giảng viên có kinh nghiệm thực tế, hiện mới chỉ tập trung ở lý thuyết...

Do đó, Việt Nam còn nhiều việc phải làm để rút ngắn và lấp đầy khoảng cách với các đối thủ khác trong khu vực, vị chuyên gia này nhận định.

Phát triển nguồn nhân lực bán dẫn: Đột phá của đột phá

Đến năm 2050, Việt Nam hy vọng đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước cả về số lượng và chất lượng trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị bán dẫn, hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học có khả năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

Nhấn mạnh mục tiêu đào tạo 50.000 nhân lực ngành bán dẫn đến năm 2030 theo Chiến lược “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” là rất cao, song Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Việt Nam chắc chắn sẽ làm được. Trong bối cảnh thời gian không còn nhiều, Việt Nam cần phải bắt tay làm càng sớm, càng nhanh càng tốt và phải có sự chung tay chặt chẽ của các bên liên quan để hiện thực hóa được mục tiêu này.

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực với những chương trình đào tạo chuyên nghiệp về AI và bán dẫn, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành; đồng thời thu hút các chuyên gia trong, ngoài nước tham gia giảng dạy và chuyển giao kiến thức bởi đây là lĩnh vực cần phải thường xuyên cập nhật công nghệ mới.

Việt Nam hiện có 160 trường chuyên ngành đào tạo kỹ thuật công nghệ và 134.000 sinh viên đầu vào mỗi năm tham gia ngành công nghệ; trong đó có 1.400 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành vi mạch bán dẫn hằng năm. Để đón đầu nhu cầu thị trường, nhiều trường đại học đã mở thêm ngành học mới, tăng quy mô tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo ngành này.

Đơn cử như Đại học Bách khoa Hà Nội hiện đang có 2 chuyên ngành đào tạo trực tiếp và 7 ngành đào tạo gần về thiết kế, sản xuất, đóng gói và kiểm thử, hỗ trợ ứng dụng chip bán dẫn. Lộ trình đào tạo các cử nhân, kỹ sư trong lĩnh vực này của trường tại doanh nghiệp đã được rút ngắn từ 6-9 tháng xuống 3-6 tháng...

Với quyết tâm tham gia sâu vào chuỗi bán dẫn toàn cầu, nhiều doanh nghiệp lớn đã và đang đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chủ tịch FPT Semiconductor Trần Đăng Hòa cho biết, FPT sẽ thúc đẩy chương trình đào tạo, kết nối cơ hội học tập và làm việc cho thanh niên của Việt Nam để cùng đồng hành với Chính phủ thực hiện kế hoạch đào tạo 50.000 chuyên gia bán dẫn vào năm 2030.

“Việt Nam cần có những “lời giải” kết hợp làm sao để chương trình học ngay lập tức đưa được giáo trình chuẩn vào. Điều này cần có sự tham gia của các trường đại học, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong việc xây dựng các chương trình đào tạo hiệu quả” - ông Trần Đăng Hòa nhấn mạnh.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) chủ động triển khai Chương trình phát triển nguồn nhân lực bán dẫn, xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhiều đối tác bán dẫn hàng đầu thế giới như: Qorvo, ARM, Marvell, NVIDIA, Siemens... Với nguồn lực con người dồi dào, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Việt Nam sẽ đào tạo thành công nguồn nhân lực bán dẫn để có thể nhanh chóng vươn lên, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu./.

Cùng chuyên mục
  • Khai phá tiềm năng thị trường carbon “made in Vietnam”
    22 ngày trước Góc nhìn
    (BKTO) - Hiện nay, thị trường carbon là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia. Giới chuyên gia nhận định, trong bối cảnh việc chuyển đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng giảm phát thải khí nhà kính (KNK) đang trở thành cuộc chạy đua của các doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực, thì Việt Nam có thể trở thành điểm đến của thế giới trong nỗ lực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
  • Bảng giá đất mới tác động như thế nào đến thị trường bất động sản?
    29 ngày trước Góc nhìn
    (BKTO) - Theo quy định tại Luật Đất đai 2024, bảng giá đất sẽ được xây dựng dựa trên nguyên tắc tiệm cận với giá thị trường và được cập nhật hằng năm. Quy định mới về bảng giá đất được đánh giá sẽ mang lại tác động nhiều chiều đến thị trường bất động sản (BĐS).
  • Động lực chính sách tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư đổi mới sáng tạo
    một tháng trước Góc nhìn
    (BKTO) - Nhìn nhận Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn về đổi mới sáng tạo (ĐMST), nhưng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng chỉ ra nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhất là về năng lực cạnh tranh công nghệ so với các nước trong khu vực và trên thế giới; các doanh nghiệp (DN) Việt Nam chưa thể làm chủ hoàn toàn các công nghệ tiên tiến; đặc biệt trong các lĩnh vực quan trọng như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây…
  • Đảm bảo thông thoáng, minh bạch trong triển khai hỗ trợ sau bão lũ
    một tháng trước Góc nhìn
    (BKTO) - Cùng với việc ổn định cuộc sống cho người dân vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp sau thiên tai là yêu cầu cấp thiết để tránh gián đoạn nguồn cung cho xuất khẩu và thị trường tiêu dùng dịp cuối năm. Trong bối cảnh đó, các chính sách hỗ trợ đối với người dân, hợp tác xã (HTX) cần phải được triển khai kịp thời, thông thoáng, minh bạch đến trực tiếp với chủ thể được thụ hưởng.
  • Tăng cường kiểm toán việc xử lý chất thải nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường
    một tháng trước Góc nhìn
    (BKTO) - Các cuộc kiểm toán môi trường (KTMT) do Kiểm toán nhà nước (KTNN) thực hiện thời gian qua đã mang lại hiệu quả, giá trị hữu ích cho các bên; giúp các cấp điều chỉnh công tác quản lý, điều hành nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường. Trong đó, kết quả kiểm toán việc quản lý chất thải là một trong những dấu ấn nổi bật trong KTMT của KTNN.
Tìm lời giải cho bài toán thiếu hụt nhân lực ngành bán dẫn