Tổng Kiểm toán Nhà nước là một chủ thể có quyền ban hành thông tư liên tịch

(BKTO)- Chiều 15/11, Chính phủ trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.



Theo Dự thảo Luật, ngoài hình thức Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành quyết định như quy định của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, Dự thảo Luật bổ sung thẩm quyền của Tổng Kiểm toán Nhà nước được ban hành thông tư liên tịch với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.

Bổ sung một số hình thức văn bản quy phạm pháp luật

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm phối hợp để hướng dẫn các nội dung liên quan đến hình thức giám sát, phản biện xã hội; hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.

Tuy nhiên, Luật năm 2015 chưa quy định hình thức nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
                
   

Toàn cảnh phiên họp sáng 15/11- Ảnh:quochoi.vn

   
Tương tự, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 và Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì KTNN có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, khi chuyển hồ sơ, tài liệu có liên quan và kiến nghị xem xét, khởi tố vụ án hình sự.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 thì Tổng Kiểm toán Nhà nước không có thẩm quyền liên tịch ban hành thông tư. Do vậy, việc phối hợp giữa KTNN với các cơ quan có liên quan gặp nhiều khó khăn, làm giảm hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng nói chung và vai trò, trách nhiệm của KTNN nói riêng trong phòng chống tham nhũng.

Từ lý do trên, Dự thảo Luật bổ sung hình thức nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và hình thức thông tư liên tịch trong đó Tổng Kiểm toán Nhà nước là một chủ thể liên tịch ban hành vào khoản 3 và khoản 8 Điều 4 của Luật năm 2015.

Thẩm tra Dự án Luật, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành với Dự thảo Luật bổ sung hình thức thông tư liên tịch của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Cơ quan thẩm tra nêu rõ, theo quy định tại khoản 5 Điều 5 của Bộ luật Tố tụng hình sự, khoản 12 Điều 10 của Luật KTNN và Điều 88 của Luật Phòng, chống tham nhũng đều quy định trách nhiệm của KTNN phối hợp với các cơ quan khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, chuyển hồ sơ, tài liệu có liên quan và kiến nghị xem xét, khởi tố vụ án hình sự. Do đó, giữa các cơ quan cần có văn bản liên tịch để quy định cụ thể việc phối hợp thực hiện xử lý vụ việc.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến ở một số Đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị không bổ sung hình thức thông tư liên tịch của Tổng Kiểm toán Nhà nước để bảo đảm tính độc lập trong hoạt động của KTNN.

Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định xây dựng, ban hành văn bản theo trình tự rút gọn

Bên cạnh việc bổ sung thẩm quyền được ban hành thông tư liên tịch, Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Về vấn đề này, Ủy ban Pháp luật cơ bản nhất trí với việc bổ sung bổ sung thẩm quyền quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn như trong Dự thảo Luật.

Theo cơ quan thẩm tra, trong Luật hiện hành chưa quy định rõ về thời điểm và quy trình, thủ tục quyết định cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn. Theo quy định tại khoản 1 Điều 147, chỉ có Quốc hội mới có quyền quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội; khi Quốc hội chưa quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn thì các cơ quan không được thực hiện theo quy trình này.
                
   

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình trước Quốc hội-Ảnh:quochoi.vn

   
Thực tiễn thời gian qua đã có một số văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội được Chính phủ đề nghị xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn, nhưng quy trình xem xét áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn lại chưa được Luật quy định cụ thể.

Để tháo gỡ khó khăn này, Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu sửa đổi theo hướng cơ quan trình phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn ngay từ khi đề xuất đưa dự án vào Chương trình. Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ sung dự án vào Chương trình thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định luôn việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn.

Bên cạnh đó, đề nghị bổ sung quy định Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã cũng được ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn để kịp thời bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không đúng hình thức, trình tự, thủ tục, nội dung theo quy định.

Ngay sau khi nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ đối với Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL.

Đ. KHOA
Cùng chuyên mục
  • Phó Thủ tướng Thường trực thăm Học viện Nông nghiệp Việt Nam
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều 15/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến dự Lễ kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2019) và chúc mừng thầy, cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
  • Băn khoăn quy định bỏ con dấu doanh nghiệp
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Đề xuất của Chính phủ về quy định bỏ con dấu DN trong Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) khiến nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn vì cho rằng, quy định này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy về mặt pháp lý
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Không nên cấm mà cần quy định rõ điều kiện kinh doanh
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO)- Sáng 15/11, trình bày Tờ trình về Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Dự thảo Luật sửa đổi lần này đã bãi bỏ 12 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời sửa đổi 19 ngành, nghề và bổ sung 6 ngành, nghề để phù hợp với yêu cầu, thực tiễn quản lý nhà nước đối với các ngành, nghề này và bảo đảm tính thống nhất với các luật có liên quan.
  • Đánh giá kỹ tác động của việc thay đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO)- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIV, tại phiên họp sáng nay (15/11), Chính phủ trình Quốc hội Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Luật là Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định về DNNN.
  • Nghiêm trị mọi hành vi phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định 81/2019/NĐ-CP ngày 11/11/2019 về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nghị định này quy định về nguyên tắc, chính sách, biện pháp, lực lượng, phương tiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Tổng Kiểm toán Nhà nước là một chủ thể có quyền ban hành thông tư liên tịch