Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất: Từ chính sách đến thực thi

(BKTO) - Sáng 4/4, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm với chủ đề “Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất: Từ chính sách đến thực thi”. Đây là một trong những sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 33 (VIETNAM EXPO 2024) ở Hà Nội.

toa-dam-epr.jpg
Tọa đàm “Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất: Từ chính sách đến thực thi” nằm trong khuôn khổ của VIETNAM EXPO 2024. Ảnh: M. Thúy

Ngày 1/10/2021, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày 7/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, trong đó khẳng định chủ động phát triển kinh tế tuần hoàn là tất yếu, phù hợp với xu hướng, yêu cầu tạo đột phá trong phục hồi kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Theo đó, các Bộ, ban, ngành của Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chương trình thúc đẩy chuyển đổi xanh, xây dựng lộ trình, quy định để đưa mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn vào thực tiễn sản xuất. Một trong những chính sách nổi bật là quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

EPR khuyến khích việc quản lý vật liệu theo phương thức tuần hoàn, trong đó các sản phẩm, bao bì thải bỏ được thu hồi, tái chế, tái sử dụng để tạo ra các sản phẩm mới thay vì được đưa đến các bãi chôn lấp. Việc chuyển hướng dòng chất thải một mặt giúp giảm áp lực môi trường, mặt khác mang lại hiệu quả kinh tế, giúp thay đổi nhận thức trong xã hội, kích thích sự đổi mới. EPR được coi là một công cụ quan trọng trong quản lý chất thải rắn, là động lực thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

ms-nhung.jpg
Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Đoàn Thị Tuyết Nhung. Ảnh: M. Thúy

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Đoàn Thị Tuyết Nhung cho biết, tọa đàm được tổ chức nhằm tạo diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức, doanh nghiệp cập nhật thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra những khuyến nghị, giải pháp cũng như tạo dựng mối quan hệ hợp tác trong quá trình thực thi EPR. Đây là một nội dung có ý nghĩa đối với sự phát triển bền vững của các nhà sản xuất và các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

"Thực hiện EPR sẽ góp phần giữ gìn nguồn tài nguyên cho tương lai, giảm thiểu rác thải gây ô nhiễm môi trường, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và góp phần hiện thực hóa cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050" - bà Tuyết Nhung nhấn mạnh.

Chia sẻ về cơ hội cho các nhà sản xuất và nhập khẩu, đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi Trường cho rằng, thời điểm này là cơ hội để doanh nghiệp chia sẻ trách nhiệm cũng như gánh nặng mà chất thải đặt lên cộng đồng nơi họ sản xuất kinh doanh và cũng nhằm mục đích đạt được phát triển bền vững cho mô hình doanh nghiệp. Đối với các nhà tái chế, thì đây là một cơ hội có thể nói là rất tốt chưa từng có vì họ sẽ có thêm nguồn hỗ trợ tài chính và dòng tài chính từ EPR, bên cạnh nguồn từ sản xuất.../.

EPR được quy định tại Ðiều 54 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và được quy định chi tiết tại Nghị định số 08/2022/NÐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 

Theo các văn bản này, kể từ ngày 1/1/2024, các nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm dầu nhớt, pin, ắc quy, xăm lốp và các loại bao bì thương mại phải thực hiện tái chế hoặc đóng phí hỗ trợ hoạt động tái chế chất thải. Nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm điện, điện tử thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2025; nhà sản xuất, nhập khẩu phương tiện giao thông (ô tô, xe máy) thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2027.

Cùng chuyên mục
  • Đơn giản hóa 18 thủ tục hành chính thuộc quản lý của Bộ Tài chính
    một tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 04/4/2024 phê duyệt phương án đơn giản hóa 18 thủ tục hành chính nội bộ trọng tâm ưu tiên thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.
  • Đà Nẵng chi gần 14,6 tỷ đồng đầu tư kiên cố hóa kênh thoát nước
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - TP.Đà Nẵng chi gần 14,6 tỷ đồng kiên cố hóa một số tuyến kênh tiêu để chống sạt lở, tăng khả năng thoát lũ đảm bảo ổn định đời sống của dân cư và hạ tầng trong khu vực…
  • Bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Hà Giang và Lạng Sơn đã trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước trong công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.
  • Giải pháp nào để kéo giảm giá nhà?
    một tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Trong những năm gần đây, giá nhà ở liên tục tăng cao, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường bất động sản, cũng như khiến cho ước mơ an cư của nhiều người dân trở nên xa vời. Điều này đòi hỏi cần có nhiều giải pháp đồng bộ để kéo giảm giá nhà.
  • Sẵn sàng cho chu kỳ phát triển mới
    một tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Kết quả khảo sát các lãnh đạo doanh nghiệp (DN) ngành xây dựng do Vietnam Report thực hiện tháng 01/2024 cho thấy, nhóm DN ngành xây dựng đã lạc quan hơn về triển vọng chung của ngành, nhưng vẫn chưa cao. Trong khi 52,6% DN kỳ vọng năm 2024 sẽ đánh dấu những chuyển biến tích cực hơn thì vẫn có tới 36,9% DN dự báo chưa có nhiều cải thiện và 10,5% DN cho rằng tình hình thị trường có thể ảm đạm hơn.
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất: Từ chính sách đến thực thi