Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông: Vốn xã hội hóa là trọng yếu

(BKTO) - Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT)đồng bộ nhằm góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại vào năm 2020.




Ngành GTVT sẽ tập trung đầu tư các công trình giao thông trọng yếu, chấn chỉnh tình trạng đầu tư dàn trải các dự án. Ảnh: T.K
Trong điều kiện NSNN còn hạn hẹp, Chính phủ đã thực hiện chủ trương xã hội hóa (XHH) đầu tư xây dựng KCHTGT và đạt được những kết quả quan trọng, làm thay đổi diện mạo hệ thống giao thông của cả nước. Trong giai đoạn 2016 - 2020, nhu cầu vốn để đầu tư cho lĩnh vực này rất lớn, do đó việc huy động nguồn vốn XHH tiếp tục được xác định là giải pháp trọng yếu.

Cần hơn 1 triệu tỷ đồng đầu tư xây dựng KCHTGT

Trong giai đoạn 2011 - 2015, hơn 370 nghìn tỷ đồng được huy động để đầu tư xây dựng KCHTGT. Trong đó huy động theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), PPP (hợp tác công - tư)… là 121.833 tỷ đồng, nhờ đó mạng lưới giao thông của nước ta từng bước được hoàn thiện, nhiều dự án quy mô lớn đã hoàn thành và đưa vào khai thác. Theo tính toán của Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), giai đoạn 2016 - 2020, nhu cầu vốn đầu tư của ngành Giao thông khoảng trên 1 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, việc huy động vốn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vốn XHH tham gia đầu tư chủ yếu tập trung ở lĩnh vực đường bộ, các lĩnh vực khác chưa có hoặc còn hạn chế.

Tuy nhiên, ngành Giao thông vẫn đặt ra mục tiêu từ nay đến năm 2020 dự kiến sẽ huy động khoảng 288 nghìn tỷ đồng để đầu tư KCHTGT. Cụ thể, lĩnh vực đường bộ dự kiến sẽ huy động khoảng 164 nghìn tỷ đồng đầu tư các tuyến đường cao tốc, nâng cấp và mở rộng một số tuyến quốc lộ trọng yếu có nhu cầu vận tải lớn, kết nối các trung tâm kinh tế, các tuyến cao tốc và một số đoạn có nhu cầu cao trên tuyến đường bộ ven biển gắn liền với đê biển. Về lĩnh vực hàng hải, dự kiến huy động khoảng 44 nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, cửa ngõ quốc tế, cảng biển nước sâu tại các vùng kinh tế trọng điểm có khả năng tiếp nhận các tàu container thế hệ mới. Đối với đường thủy nội địa, sẽ huy động khoảng 11 nghìn tỷ đồng tập trung đầu tư vào hệ thống cảng chuyên dùng và một số tuyến luồng đường thủy trọng yếu tại khu vực phía Bắc, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Đối với hàng không, sẽ huy động khoảng 56 nghìn tỷ đồng đầu tư các nhà ga một số sân bay, cảng hàng không. Về đường sắt, sẽ huy động khoảng 14 nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng các nhà ga, kho bãi, bãi hàng, khu dịch vụ.

Nhiều giải pháp thu hút vốn đầu tư

Hiện nay, Bộ GTVT đang xây dựng Đề án XHH đầu tư KCHTGT giai đoạn 2016 - 2020. Dự thảo Đề án đưa ra một số giải pháp, trong đó về nguồn vốn, đề nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép phát hành gói trái phiếu Chính phủ (TPCP) chỉ sử dụng cho phần đóng góp của Nhà nước trong các dự án PPP; nghiên cứu để có thể hình thành Quỹ Phát triển KCHTGT vào thời điểm thích hợp. Bên cạnh đó, hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh khai thác quỹ đất tạo nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng; Ngân hàng Nhà nước xây dựng gói tín dụng với quy mô 100 nghìn tỷ đồng cho đầu tư phát triển hạ tầng. Đề án cũng nêu rõ, ngành GTVT sẽ tập trung đầu tư các công trình trọng yếu, chấn chỉnh tình trạng đầu tư dàn trải các dự án; đồng thời, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong đầu tư xây dựng các công trình giao thông... Bộ GTVT cho biết, sau khi trình và có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, cơ quan này sẽ tiến hành triển khai Đề án nhằm huy động tối đa các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển KCHTGT trên cơ sở đảm bảo đảm bảo đúng quy định của pháp luật, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - nhà đầu tư và người dân.

Theo các chuyên gia nước ngoài, để triển khai thành công các dự án giao thông theo hình thức PPP, khâu chuẩn bị đầu tư cần phải thận trọng, bởi đây thường là các dự án rất phức tạp. Trong quá trình chuẩn bị triển khai cần tính tới các yếu tố về quy mô và mức độ phức tạp của dự án, mục tiêu và vai trò của Chính phủ, cơ cấu nhà thầu, lãi suất thị trường; nghiên cứu kỹ tính khả thi, tính kinh tế của dự án; đồng thời xây dựng các chính sách về quản lý tài chính, thỏa thuận tài chính với các bên cho vay, thu thập thông tin thị trường. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề pháp lý và thể chế cho các dự án PPP cần đảm bảo có cơ sở hợp lý về mặt kỹ thuật và kinh tế, đảm bảo dự án thực hiện bằng hình thức PPP mang lại giá trị đầu tư cao so với hình thức đầu tư truyền thống.

LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Nông nghiệp phải “tăng tốc” trong 6 tháng cuối năm
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(NN&PTNT) cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2015 của ngànhnày ước đạt 14,42 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2014. Điều này đặt gánh nặnglên 6 tháng cuối năm, khi ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 32 tỷUSD trong năm 2015.
  • Chậm cơ giới hóa nông nghiệp do đâu?
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Mục tiêu đề ra là đến năm 2010 phải đáp ứng được khoảng40% đến 50%. Sau 10 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chiếnlược phát triển ngành này. Theo các chuyên gia kinh tế, ngành Cơ khí chế tạomáy nông nghiệp hiện vẫn “dậm chân tại chỗ” khiến nông dân phải sử dụng cácloại máy móc có chất lượng thiếu ổn định, công suất nhỏ, chủ yếu được nhập khẩutừ Trung Quốc.
  • Định hướng chính sách phát triển công nghiệp trong hội nhập
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Ngày 20/6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Chính sách phát triển công nghiệp ViệtNam đến năm 2035: Thực trạng và định hướng” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợpvới Bộ Công thương, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức nhằm xây dựngĐề án “Định hướng chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn2016-2025, tầm nhìn đến năm 2035”. Hội thảo có sự tham dự của gần 250 đại biểulà đại diện các Bộ, Ban, ngành, các đơn vị nghiên cứu cùng các chuyên gia có uytín trong và ngoài nước.
  • Hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN: DN lo “giữ chân” nhân tài
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Chỉ còn 6tháng nữa, cánh cửa của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức mở ra. Nhiềucơ hội thuận lợi song cũng không ít thách thức đặt ra đối với DN Việt Namkhi tham gia vào “sân chơi” khu vực. Một trong những thách thức đó là việc tựdo dịch chuyển lao động trong khối sẽ khiến cho các DN nội rất có thể sẽ đứngtrước nguy cơ bị “thất thoát” lực lượng lao động tay nghề cao nếu không lo “giữchân” nhân tài.
  • Xử lý nợ xấu: Có nên đợi Luật?
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thời gianqua, không ít đại biểu Quốc hội, các chuyên gia đã đề xuất xây dựng một đạo luậtvề xử lý nợ xấu. Nếu điều này được thực hiện sẽ tạo cơ sở pháp lý để các Bộ,ngành, cơ quan cùng “vào cuộc” giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, điều mà các chuyêngia băn khoăn là công tác xây dựng luật sẽ “ngốn” rất nhiều thời gian trong khimục tiêu đưa nợ xấu về khoảng 3% vào cuối năm 2015 đòi hỏi phải có giải phápkịp thời, nhanh chóng. Câu hỏi đặt ra là: Có nên đợi Luật để xử lý nợ xấu?
Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông: Vốn xã hội hóa là trọng yếu