Xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu trong kiểm toán ngân sách địa phương

(BKTO) - Sáng 19/10, Hội đồng khoa học Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã tổ chức nghiệm thu Đề tài cấp cơ sở “Xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán trong kiểm toán ngân sách địa phương của KTNN” do ThS. Phan Thanh Hải và ThS. Ngô Thị Hằng Nga (KTNN khu vực II) đồng chủ nhiệm.



                
   

Ban Đề tài trình bày kế quả nghiên cứu. Ảnh: Nguyễn Ly

   

TS. Lê Đức Luận - Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán - làm Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.

Theo Ban đề tài, hiện nay, toàn Ngành đang áp dụng hướng dẫn chung theo Quyết định số 04/2019/QĐ-KTNN về phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách địa phương.

Tuy nhiên, tiêu chí để đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán đối với lĩnh vực ngân sách địa phương, đặc biệt là kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương và công tác quản lý điều hành thu chi ngân sách lại chưa có. Vì vậy, một số KTNN khu vực gặp khó khăn, vướng mắc khi đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán.

Từ thực tiễn trên, Ban Đề tài đã tập trung nghiên cứu việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán trong các giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương.

Đề tài được kết cấu gồm 3 phần: Chương I - Cơ sở lý luận về tiêu chí đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán trong kiểm toán ngân sách địa phương; Chương 2 - Thực trạng xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán trong kiểm toán ngân sách địa phương của KTNN; Chương 3 - Xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán trong kiểm toán ngân sách địa phương của KTNN.
                
   

Hội đồng nghiệm thu đóng góp ý kiến hoàn thiện Đề tài. Ảnh: Nguyễn Ly

   

Tại buổi nghiệm thu, các thành viên trong Hội đồng khoa học đánh giá: Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng, áp dụng tiêu chí đánh giá rủi ro xác định trọng yếu kiểm toán trong kiểm toán ngân sách địa phương, bao gồm những việc làm được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc áp dụng, sử dụng hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán. Từ đó, Ban Đề tài đề xuất một số nhóm tiêu chí đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán, điều kiện và lộ trình thực hiện.

Để Đề tài hoàn thiện và có giá trị áp dụng trong thực tiễn, Hội đồng nghiệm thu đề nghị Ban Đề tài xem xét, bổ sung, làm rõ các quy định của KTNN về phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách địa phương.

Qua thực tiễn áp dụng Quyết định số 04/2019/QĐ-KTNN, Ban Đề tài có thể phân tích sâu một số vướng mắc. Cụ thể, nhiều thông tin đơn vị được kiểm toán không cung cấp được hoặc cung cấp không đầy đủ để làm cơ sở đánh giá và xác định rủi ro kiểm soát.

Khi kiểm toán ngân sách cấp huyện, kiểm toán viên gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện kiểm toán dựa vào khoảng cách mẫu đã xác định không đánh giá được sai sót tổng thể, mẫu kiểm toán không đại diện cho tổng thể. Còn khi kiểm toán tổng hợp tại cơ quan tài chính, việc chọn mẫu để kiểm toán hoặc đối chiếu rất khó khăn do không thể đảm bảo khoảng cách mẫu.

Đối với các kiến nghị ở Chương 3, Ban Đề tài cần bổ sung tiêu chí khi xác định khoản mục, chỉ tiêu trọng yếu; xây dựng các tiêu chí về tổ chức cân đối ngân sách địa phương; bổ sung các quy định về an ninh, an toàn, bảo mật thông tin; tăng cường sử dụng văn bản điện tử; tổ chức các lớp học, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh công tác kiểm toán công nghệ thông tin...

Đề tài được Hội đồng nghiệm thu xếp loại Khá.
THÙY LÊ
Cùng chuyên mục
  • Deloitte nâng cao “Hướng dẫn cho các ủy ban kiểm toán”
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Vừa qua, hãng kiểm toán Deloitte đã ra mắt phiên bản nâng cao và được số hóa của “Hướng dẫn cho các ủy ban kiểm toán”. Hướng dẫn của Deloitte cung cấp cái nhìn trực tiếp về các yêu cầu mới nhất và giải thích sự thay đổi vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong mỗi ủy ban kiểm toán, đặc biệt trong các lĩnh vực mới nổi như các vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị, an ninh mạng…
  • PCAOB thực hiện các dự án xây dựng chuẩn mực mới
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Ngày 12/10, Ủy ban Giám sát kế toán các công ty đại chúng Hoa Kỳ (PCAOB) đưa ra thông báo, Ủy ban đang chuẩn bị điều chỉnh lại các chương trình hoạt động và thiết lập chuẩn mực của tổ chức, đặc biệt bổ sung thêm 3 dự án mới nhằm xây dựng, sửa đổi một số chuẩn mực kiểm toán. Trước đây, Ủy ban từng thực hiện một số điều chỉnh, tuy nhiên đây được coi là một trong những kế hoạch thay đổi lớn nhất từ trước tới nay.
  • Dự kiến Kế hoạch kiểm toán năm 2023 gồm 139 nhiệm vụ, giảm mạnh so với năm 2022
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Định hướng xây dựng Kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm 2023, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Kiểm toán nhà nước (KTNN) Ngô Văn Tuấn nêu rõ, tổng số nhiệm vụ kiểm toán sẽ không tăng so với năm 2022, đồng thời phải tăng cường các cuộc kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương; tăng tỷ trọng các cuộc kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động, kiểm toán môi trường…
  • Kinh nghiệm từ một cuộc kiểm toán “vàng”: Chuẩn bị kỹ lưỡng, chú trọng đổi mới trong hoạt động kiểm toán
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Chất lượng kiểm toán luôn là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc khẳng định uy tín, hiệu quả và hiệu lực của hoạt động kiểm toán Kiểm toán nhà nước (KTNN). Thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng kiểm toán, KTNN chuyên ngành VI đã đẩy mạnh đổi mới hoạt động kiểm toán và bước đầu mang lại kết quả đáng chú ý, điển hình là cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2019 của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) - cuộc kiểm toán đ
  • Kiểm toán nhà nước sẽ hoàn thành 100% Kế hoạch kiểm toán năm 2022
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Từ 194 báo cáo kiểm toán đã phát hành đến cuối tháng 9/2022, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã kiến nghị xử lý tài chính 27.737 tỷ đồng (tăng thu 1.466 tỷ đồng, giảm chi 9.003 tỷ đồng, kiến nghị khác 17.268 tỷ đồng) và xử lý 102 văn bản (02 Luật, 05 Nghị định, 06 Thông tư, 89 văn bản khác) không phù hợp theo hướng hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.
Xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu trong kiểm toán ngân sách địa phương