Xử lý nghiêm trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật

(BKTO) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 02/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 với 446/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 90,28% tổng số đại biểu Quốc hội).

bieuquyet.jpg
Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Ảnh: Đ. KHOA

Theo đó, Quốc hội quyết nghị điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Cụ thể, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) các dự án: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản;

Đồng thời, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, thông qua dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng.

Đối với Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Nghị quyết nêu rõ, tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024), trình Quốc hội thông qua 09 luật, 01 nghị quyết: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Đồng thời, trình Quốc hội cho ý kiến 09 dự án luật: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) sẽ trình Quốc hội thông qua 09 luật: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Cũng tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với Dự án Luật Chuyển đổi giới tính và Dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, trước khi Quốc hội thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, qua thảo luận, đại biểu Quốc hội kiến nghị một số giải pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật, đổi mới quy trình xây dựng, ban hành luật; cải tiến, nâng cao chất lượng trong việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý Điều 4 của Dự thảo Nghị quyết, bổ sung yêu cầu về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật; quy định rõ trách nhiệm của cơ quan trình, cơ quan chủ trì soạn thảo, thẩm tra và các chủ thể khác có liên quan trong việc tuân thủ các yêu cầu, nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ các dự án được giao; không đề nghị bổ sung dự án vào Chương trình ở thời điểm sát kỳ họp Quốc hội, trừ trường hợp thực sự cần thiết, cấp bách; khắc phục tình trạng gửi hồ sơ dự án, dự thảo không đúng thời hạn quy định…

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Nghị quyết yêu cầu Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tăng cường năng lực, đề cao trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật; chủ động phối hợp chặt chẽ từ sớm với cơ quan chủ trì soạn thảo, đổi mới công tác tham vấn, khảo sát, lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến, nắm bắt thực tiễn để nâng cao chất lượng, tính phản biện trong thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Đồng thời, tăng cường đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ lập pháp trong lĩnh vực phụ trách, chủ động phối hợp, rà soát các luật, pháp lệnh, nghị quyết để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung; tăng cường giám sát, kịp thời phát hiện, làm rõ và kiến nghị xử lý nghiêm trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sơ hở, sai phạm, tham nhũng, tiêu cực, cài cắm “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong đề xuất, xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật.

Cùng chuyên mục
  • Ưu tiên nguồn lực tương xứng cho cải cách tiền lương
    một năm trước Đối nội
    (BKTO) - Mức lương trung bình của một công chức là trên dưới 10 triệu đồng. Trong khi đó, quy đổi ra tiền Việt Nam thì một công chức của Thái Lan thu nhập là 56,7 triệu đồng, Malaysia là 29 triệu đồng và Campuchia là 17 triệu đồng - đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn TP.Hà Nội) dẫn chứng khi đề cập đến chính sách tiền lương của cán bộ, công chức.
  • Điều trị hiệu quả bệnh “sợ trách nhiệm”
    một năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tình trạng một bộ phận cán bộ còn né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, thậm chí không muốn làm vì không có lợi ích riêng gây ách tắc công việc, cản trở sự phát triển là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội đề cập ngay đầu phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước (NSNN), sáng 31/5.
  • Tạo hành lang pháp lý đồng bộ trong lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm
    một năm trước Đối nội
    (BKTO) - Dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) vừa được trình Quốc hội tại phiên họp chiều 30/5, với nhiều điểm mới.
  • Kinh phí phòng chống dịch: Nhiều vướng mắc chưa được xử lý dứt điểm
    một năm trước Đối nội
    (BKTO) - Đoàn giám sát của Quốc hội kiến nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm tra, kiểm toán, thanh tra; khẩn trương xử lý dứt điểm các vụ việc liên quan đến Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á theo chủ trương của Bộ Chính trị về phân loại xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm.
  • Đề xuất tăng hạn tuổi phục vụ trong công an nhân dân
    một năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, Chính phủ đề xuất tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất của công nhân công an theo lộ trình, tính từ ngày 01/01/2021.
Xử lý nghiêm trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật