Cần phát triển điện gió ngoài khơi để bổ sung nguồn điện thiếu hụt

(BKTO) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đề xuất với Chính phủ, đến năm 2025, cần đưa vào vận hành thêm khoảng 5.500MW các nguồn điện tái tạo, gồm 4.000MW điện gió ngoài khơi khu vực phía Bắc và khoảng 1.500MW điện mặt trời.



                
   

Cần phát triển điện gió ngoài khơi để bổ sung nguồn điện thiếu hụt. Ảnh minh họa: EVN

   

Theo báo cáo của EVN, nhu cầu tiêu thụ điện của miền Bắc hiện chiếm gần 50% toàn quốc và dự báo tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước.

Năm 2022, nguồn điện ở miền Bắc dự kiến đưa vào vận hành rất thấp, các nguồn điện mới bổ sung ở miền Trung và miền Nam (chủ yếu là năng lượng tái tạo) những năm gần đây cũng chỉ hỗ trợ được một phần cho miền Bắc, do công suất truyền tải qua đường dây 500kV bị giới hạn về kỹ thuật.

Trong khi đó, tình hình cung cấp than cho sản xuất điện gặp rất nhiều khó khăn, hệ thống điện miền Bắc tiềm ẩn nguy cơ tiếp tục thiếu công suất đỉnh trong các tháng nắng nóng.

Chính vì vậy, EVN đề xuất với Chính phủ cần đưa vào vận hành thêm các nguồn điện tái tạo là điện gió ngoài khơi và điện mặt trời…

Việc EVN phát triển nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là đi đầu triển khai điện gió ngoài khơi vừa phù hợp về chuyên môn kỹ thuật, vừa phù hợp với xu hướng đầu tư, đồng thời bảo đảm lợi ích và chủ quyền quốc gia ở khu vực vịnh Bắc bộ.

Theo nghiên cứu, tiềm năng gió ở vịnh Bắc bộ được đánh giá khá tốt, phù hợp phát triển điện gió ngoài khơi. Ở độ cao 100m, tốc độ gió khu vực này đạt trung bình khoảng 7,5- 8,5m/s.

Trong Dự thảo Quy hoạch điện VIII đang được Bộ Công Thương rà soát, Việt Nam dự kiến nâng tổng công suất điện gió từ khoảng gần 4.000MW năm 2022 lên đến khoảng 16.121MW điện gió trên bờ và gần bờ và khoảng 7.000MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030./.

PHÚC KHANG
Cùng chuyên mục
  • Hướng đến "Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn"
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” là chủ đề được lựa chọn cho Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023.
  • Nhiều ngân hàng có hơn 90% giao dịch trên kênh số
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Cùng với việc đẩy mạnh giao dịch trên kênh số của các ngân hàng, tốc độ tăng trưởng về giao dịch thanh toán di động bình quân hằng năm đạt hơn 90%. Tuy vậy, ngành ngân hàng vẫn đang đứng trước những thách thức trong chuyển đổi số…
  • Tiện ích, nhanh gọn nhờ công nghệ chuyển đổi thẻ Chip
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Giải pháp số hóa quá trình đăng ký chuyển đổi thẻ chip của BIDV đã loại bỏ hoàn toàn các bước xử lý thủ công cho khách hàng và cán bộ ngân hàng, rút ngắn tổng thời gian chuyển đổi đến 95%.
  • Nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ tại một số địa phương
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), trong những ngày gần đây, có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu xin đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh, tập trung tại một số tỉnh, thành phố như TP.HCM, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk… Hiện tượng này không phải phổ biến, có hơn 100 cửa hàng đóng cửa trong tổng số 17.000 cửa hàng đang hoạt động.
  • Ngành bán lẻ Việt Nam bứt phá hậu đại dịch
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Mặc dù tăng trưởng chậm lại trong hai năm qua do hậu quả của đại dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế Việt Nam được cho là sẽ có những bước tiến lớn trong năm 2022. Điều này được thể hiện khá rõ qua sự tăng trưởng nhanh chóng của nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có bán lẻ với sự hỗ trợ của đa kênh.
Cần phát triển điện gió ngoài khơi để bổ sung nguồn điện thiếu hụt