Hướng đến "Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn"

(BKTO) - “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” là chủ đề được lựa chọn cho Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023.



                
   

Ngày 15/3 hằng năm là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam. Ảnh minh họa: VTV

   

Đó là quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong Kế hoạch số 5763/KH-BCT tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam - ngày 15/3/2023.

Ngày 10/7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1035/QĐ-TTg công nhận ngày 15/3 là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.

Trong những năm qua, công tác triển khai tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam và hoạt động tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các địa phương trên toàn quốc đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Qua tuyên truyền, người tiêu dùng ngày càng nâng cao sự hiểu biết của mình trong việc lựa chọn hàng hóa, dịch vụ phục vụ tiêu dùng; nâng cao trách nhiệm, khuyến khích sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” trong Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023, Bộ Công Thương kêu gọi, động viên, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng vào các hoạt động hưởng ứng; từng bước đưa Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam thành động lực và điểm nhấn quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội.

Qua đó cũng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, đồng thời bảo đảm các quyền cơ bản của người tiêu dùng, đặc biệt là quyền được tiếp nhận các thông tin chính xác, minh bạch liên quan tới sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ để người tiêu dùng có các lựa chọn an toàn và phù hợp.

Theo Bộ Công Thương, các hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng được khuyến khích tổ chức trong suốt cả năm 2023, trong đó tập trung vào các khoảng thời gian cao điểm về kinh doanh và tiêu dùng như Tết dương lịch, Tết âm lịch, các mùa mua sắm hoặc các ngày cao điểm mua sắm trên thị trường.

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam sẽ bắt đầu tư mùa mua sắm cuối năm 2022 (tháng 11) và được tập trung tổ chức trong tháng cao điểm (tháng 3) và kéo dài đến hết tháng 5/2023./.

QUỲNH ANH
Cùng chuyên mục
  • Nhiều ngân hàng có hơn 90% giao dịch trên kênh số
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Cùng với việc đẩy mạnh giao dịch trên kênh số của các ngân hàng, tốc độ tăng trưởng về giao dịch thanh toán di động bình quân hằng năm đạt hơn 90%. Tuy vậy, ngành ngân hàng vẫn đang đứng trước những thách thức trong chuyển đổi số…
  • Cần phát triển điện gió ngoài khơi để bổ sung nguồn điện thiếu hụt
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đề xuất với Chính phủ, đến năm 2025, cần đưa vào vận hành thêm khoảng 5.500MW các nguồn điện tái tạo, gồm 4.000MW điện gió ngoài khơi khu vực phía Bắc và khoảng 1.500MW điện mặt trời.
  • Tiện ích, nhanh gọn nhờ công nghệ chuyển đổi thẻ Chip
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Giải pháp số hóa quá trình đăng ký chuyển đổi thẻ chip của BIDV đã loại bỏ hoàn toàn các bước xử lý thủ công cho khách hàng và cán bộ ngân hàng, rút ngắn tổng thời gian chuyển đổi đến 95%.
  • Nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ tại một số địa phương
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), trong những ngày gần đây, có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu xin đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh, tập trung tại một số tỉnh, thành phố như TP.HCM, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk… Hiện tượng này không phải phổ biến, có hơn 100 cửa hàng đóng cửa trong tổng số 17.000 cửa hàng đang hoạt động.
  • Ngành bán lẻ Việt Nam bứt phá hậu đại dịch
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Mặc dù tăng trưởng chậm lại trong hai năm qua do hậu quả của đại dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế Việt Nam được cho là sẽ có những bước tiến lớn trong năm 2022. Điều này được thể hiện khá rõ qua sự tăng trưởng nhanh chóng của nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có bán lẻ với sự hỗ trợ của đa kênh.
Hướng đến "Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn"