Cần tăng cường giám sát các dự án đầu tư có vốn nhà nước

(BKTO )- Căn cứ vào kết quả kiểm toán thực tế và dựa trên Báo cáo giám sát đối vớicác dự án đầu tư sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên năm 2013 của Bộ KH&ĐT (đượctổng hợp từ báo cáo đánh giá công tác giám sát đầu tư năm 2013 của 114/123 đơnvị là các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các bộ, cơ quan Trung ương; cơquan thuộc Chính phủ; các Tập đoàn, Tổng công ty đã gửi về Bộ KH&ĐT tính đếnngày 10/4/2014), KTNN đã chỉ ra nhiều hạn chế tại các dự án đầu tư có sử dụng vốnnhà nước.



Một số dự án đầu tư xây dựng cầu vượt tại Hà Nội đã lập tổng mức đầu tư chưa hợp lý Ảnh: T.S
Một số dự án đầu tư xây dựng cầu vượt tại Hà Nội đã lập tổng mức đầu tư chưa hợp lý.Ảnh: T.S
Mặc dù chủ trương năm 2013 là hạn chế tối đa các dự án đầu tư mới, tuy nhiên, Báo cáo giám sát đối với các dự án đầu tư của Bộ KH&ĐT cho biết, một số địa phương đã khởi công mới nhiều dự án; trong đó, TP.HCM có 1.097 dự án, Khánh Hòa 617 dự án, Quảng Nam 522 dự án, Quảng Ninh 289 dự án, Vĩnh Phúc 293 dự án, Hà Nam 220 dự án, Hà Tĩnh 338 dự án, Phú Yên 322 dự án... Song song với đó, tình hình chậm tiến độ của các dự án đầu tư năm 2013 tuy có giảm so với 2 năm trước nhưng vẫn còn phổ biến. Số liệu từ Báo cáo cho biết, năm 2013 có 3.391 dự án chậm tiến độ, chiếm 9,59% dự án thực hiện trong kỳ; trong khi tỷ lệ này của năm 2011 là 11,55% và năm 2012 là 11,77%.

Theo đánh giá của KTNN, tuy các chủ đầu tư đã cơ bản chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư, quản lý và sử dụng vốn đầu tư theo quy định, song tình hình phê duyệt quy hoạch của một số địa phương vẫn chưa đảm bảo thời gian, đơn cử như tỉnh Điện Biên có 6/15 đồ án quy hoạch sử dụng đất thực hiện từ năm 2011 nhưng đến 2013 mới được phê duyệt. Thậm chí, đến thời điểm kiểm toán, vẫn có nhiều đồ án quy hoạch của địa phương chưa được phê duyệt như: quy hoạch ngành nông nghiệp, xuất khẩu, dịch vụ của tỉnh Bình Định; quy hoạch của 5 huyện Nông Sơn, Nam Giang, Quế Sơn, Thăng Bình, Núi Thành và TP.Tam Kỳ của tỉnh Quảng Nam; 5/20 đồ án quy hoạch của tỉnh Điện Biên; 8 đồ án quy hoạch của tỉnh Yên Bái…

Kết quả kiểm toán cho thấy, nhiều dự án phải phê duyệt điều chỉnh nhiều lần (trong đó có một số dự án của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ngành Giao thông vận tải…); nhiều dự án lập tổng mức đầu tư chưa hợp lý, điển hình là tổng dự toán được duyệt của các dự án đầu tư xây dựng cầu vượt tại Hà Nội như cầu Nguyễn Chí Thanh - đường Láng, cầu Nguyễn Chí Thanh - đường Kim Mã, cầu Nam Hồng đều giảm từ 30% đến 35% so với tổng mức đầu tư phê duyệt.

Kết quả kiểm toán cũng cho thấy nhiều dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư chưa kịp thời đã phải điều chỉnh tăng quy mô, tăng tổng mức đầu tư so với phê duyệt lần đầu. Trong đó có Dự án Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1, tính đến 30/6/2014 tổng chi phí đầu tư vượt tổng mức đầu tư 3.385 tỷ đồng, nhưng đến thời điểm kiểm toán, chủ đầu tư vẫn chưa trình Bộ Công thương phê duyệt điều chỉnh.

Đồng thời, hàng loạt dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư như Dự án đường nối khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn (Hà Nội) đến khu du lịch Tam Chúc - Khả Phong (Hà Nam) tăng 3,8 lần tổng mức đầu tư được phê duyệt lần đầu; Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tăng 0,85 lần so với tổng mức đầu tư phê duyệt lần đầu; Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai tăng 0,5 lần; Dự án cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu tăng 0,8 lần… Bên cạnh đó, vẫn có những dự án được phê duyệt đầu tư khi chưa xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, không thuộc danh mục kế hoạch đầu tư giai đoạn 2013-2015, không phù hợp với quy hoạch của địa phương.

Cùng với việc chỉ ra nhiều hạn chế liên quan đến việc tuân thủ pháp luật, chế độ quản lý đầu tư và xây dựng, chế độ tài chính - kế toán… tại các dự án đầu tư đã được kiểm toán, KTNN đánh giá: công tác lập, thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành không đảm bảo thời gian quy định tại hầu hết các dự án; một số hạng mục, dự án đưa vào khai thác, sử dụng khi chưa kiểm tra an toàn; hiệu quả sử dụng công trình sau đầu tư còn hạn chế; suất đầu tư cao.

Được biết, nhằm tăng cường công tác quản lý, giám sát và đánh giá đầu tư các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, Bộ KH&ĐT đang xúc tiến triển khai hệ thống dữ liệu tập trung thống nhất trên toàn quốc để cập nhật, quản lý, khai thác thông tin về các dự án đầu tư. Trong lộ trình thực hiện, bước đầu Bộ KH&ĐT đang tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến các dự án có sử dụng vốn đầu tư công, các dự án nhóm B trở lên do các Tập đoàn kinh tế nhà nước, các Tổng công ty 91, Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước làm chủ đầu tư.

Để siết chặt công tác giám sát đầu tư vốn nhà nước vào DN, Bộ Tài chính đang soạn thảo Nghị định mới thay thế cho Nghị định 61/2013/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn nhà nước. Theo dự thảo Nghị định mới này, trọng tâm giám sát đầu tư vốn nhà nước vào DN gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư vốn nhà nước vào DN, quyền và việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong đầu tư vốn nhà nước vào DN. Dự thảo Nghị định mới cũng đưa ra quy định: vào quý IV hàng năm, căn cứ yêu cầu quản lý của Chính phủ, Bộ Tài chính lập Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào DN, lấy ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, thống nhất với Thanh tra Chính phủ và KTNN và công bố trước ngày 31/01 năm sau.

HỒNG THOAN


Cùng chuyên mục
  • Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông: Vốn xã hội hóa là trọng yếu
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT)đồng bộ nhằm góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại vào năm 2020.
  • Nông nghiệp phải “tăng tốc” trong 6 tháng cuối năm
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(NN&PTNT) cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2015 của ngànhnày ước đạt 14,42 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2014. Điều này đặt gánh nặnglên 6 tháng cuối năm, khi ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 32 tỷUSD trong năm 2015.
  • Chậm cơ giới hóa nông nghiệp do đâu?
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Mục tiêu đề ra là đến năm 2010 phải đáp ứng được khoảng40% đến 50%. Sau 10 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chiếnlược phát triển ngành này. Theo các chuyên gia kinh tế, ngành Cơ khí chế tạomáy nông nghiệp hiện vẫn “dậm chân tại chỗ” khiến nông dân phải sử dụng cácloại máy móc có chất lượng thiếu ổn định, công suất nhỏ, chủ yếu được nhập khẩutừ Trung Quốc.
  • Định hướng chính sách phát triển công nghiệp trong hội nhập
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Ngày 20/6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Chính sách phát triển công nghiệp ViệtNam đến năm 2035: Thực trạng và định hướng” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợpvới Bộ Công thương, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức nhằm xây dựngĐề án “Định hướng chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn2016-2025, tầm nhìn đến năm 2035”. Hội thảo có sự tham dự của gần 250 đại biểulà đại diện các Bộ, Ban, ngành, các đơn vị nghiên cứu cùng các chuyên gia có uytín trong và ngoài nước.
  • Hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN: DN lo “giữ chân” nhân tài
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Chỉ còn 6tháng nữa, cánh cửa của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức mở ra. Nhiềucơ hội thuận lợi song cũng không ít thách thức đặt ra đối với DN Việt Namkhi tham gia vào “sân chơi” khu vực. Một trong những thách thức đó là việc tựdo dịch chuyển lao động trong khối sẽ khiến cho các DN nội rất có thể sẽ đứngtrước nguy cơ bị “thất thoát” lực lượng lao động tay nghề cao nếu không lo “giữchân” nhân tài.
Cần tăng cường giám sát các dự án đầu tư có vốn nhà nước