Có tiềm năng, thế mạnh, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu muối

(BKTO) - Với vùng biển trải dài dọc theo đất nước, Việt Nam có thể phát triển mạnh nghề muối. Tuy nhiên, do việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, phương pháp sản xuất chủ yếu thủ công, chất lượng và số lượng muối tại các đồng muối công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp hóa chất. Do vậy, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu muối công nghiệp.

canhdongmuoibaclieu.jpg
Thu nhập từ muối thấp, người dân vẫn nhọc nhằn giữ nghề muối. Ảnh: UBND tỉnh Ninh Thuận

Đây là thông tin tại cuộc họp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về tình hình phát triển ngành muối của Việt Nam mới đây. 

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), nghề làm muối của Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Đây được cho là ngành sản xuất có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Với diện tích sản xuất muối năm 2022 là 11.009 hécta, năm 2017 diện tích đạt cao nhất 13.158 hécta, năm 2018 diện tích đạt 13.074 hécta…

Diện tích giảm dần trong những năm gần đây do thu nhập từ sản xuất muối thấp, người dân đã dần chuyển đổi diện tích sản xuất kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy, hải sản hoặc chuyển sang làm nghề khác nên một số diện tích sản xuất muối bị bỏ hoang. 

Đến nay, cả nước có 73 cơ sở chế biến muối tinh, muối trộn i-ốt, muối sạch xuất khẩu... Trong đó, 13 sơ sở chế biến muối (chiếm 19,7%) đã đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công suất 15.000 - 22.000 tấn/năm và 01 cơ sở đã đầu tư 02 dây chuyền thiết bị đồng bộ nhập khẩu của Tây Ban Nha có công suất 200.000 tấn/năm. 

Hiện nay nhu cầu sử dụng muối của Việt Nam khoảng 1,5 – 1,6 triệu tấn/năm. Mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 600 nghìn tấn muối với trị giá hàng tỷ USD để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết: Sản phẩm muối ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển và vươn xa hơn. Tuy nhiên, cần có sự kết nối giữa các Bộ, ngành, doanh nghiệp và người dân để tạo thành một chuỗi giá trị gắn kết. 

"Bước đầu, sản phẩm muối của Việt Nam đã chinh phục được thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc… với số lượng xuất khẩu tăng hàng năm" - ông Nam cho biết. 

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh cho rằng, để ngành muối phát triển hơn, cần bắt đầu từ đổi mới công nghệ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm để nghề muối phát triển và không mai một theo thời gian.

Đại diện doanh nghiệp tham dự cuộc họp cũng bày tỏ mong muốn, trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ là đầu mối kết nối doanh nghiệp với các dự án muối để tiếp cận và phát triển nghề muối, xây dựng chuỗi giá trị nhằm ổn định thu nhập cho người nông dân và tạo điều kiện để đẩy mạnh truyền thông, quảng bá những sản phẩm chất lượng, an toàn tới người tiêu dùng. 

Để phát triển và nâng cao hiệu quả của ngành muối, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, trước tiên, cần quan tâm đến thu nhập của diêm dân hiện nay, nghề muối sẽ mai một nếu như giá trị của sản phẩm muối quá thấp; tiếp đến là tổ chức đào tạo, tập huấn, áp dụng các thiết bị máy móc công nghệ đến người sản xuất.

Bên cạnh đó, cần kết nối các doanh nghiệp và diêm dân để tiêu thụ sản phẩm ổn định, không bấp bênh; tiến tới mục tiêu trong tương lại gần Việt Nam sẽ không phải nhập khẩu muối, thậm chí xuất khẩu muối sang các thị trường lớn./.

Cùng chuyên mục
  • Thực hiện chính sách BHXH, BHYT: Chính quyền địa phương giữ vai trò then chốt
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã góp phần chăm lo, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân và người lao động; đồng thời tạo sự thống nhất, đồng thuận trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) từ Trung ương tới địa phương.
  • Điều chỉnh và chi trả lương hưu, trợ cấp đúng quy định
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức thực hiện việc điều chỉnh và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng theo đúng quy định, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của các đối tượng thụ hưởng.
  • Ban hành 2 thông tư làm căn cứ xây dựng Đề án Vị trí việc làm trước 10/8
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - “Trước ngày 10/8, các bộ, ngành phải hoàn tất việc ban hành 2 thông tư làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc rà soát, phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của mình”.
  • Quảng Nam: Nâng cao năng lực cho cán bộ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Từ ngày 12-14/7, tại tỉnh Quảng Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam tổ chức Lớp tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi triển khai Dự án 8 về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế”.
  • Nắm chắc địa bàn, đề xuất chính sách phù hợp cho vùng dân tộc thiểu số
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) – Phát biểu đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 do Ủy ban Dân tộc tổ chức ngày 12/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh yêu cầu nêu cao tinh thần trách nhiệm về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; nắm chắc tình hình để đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp, kịp thời.
Có tiềm năng, thế mạnh, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu muối