Công bố Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương

(BKTO) - Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương hướng đến cung cấp bộ công cụ có cơ sở khoa học và thực tiễn cho lãnh đạo các cấp để ra quyết định, xây dựng và thực thi chính sách, cũng như cung cấp thông tin tham khảo hữu ích về môi trường đầu tư, điều kiện nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa phương.

l_10-df_creenshot-2024-03-15-132925.png
10 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023. Ảnh sưu tầm

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII - Provincial Innovation Index) năm 2023. Bảng xếp hạng này thể hiện hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của 63 tỉnh, thành phố trong năm 2023.

Theo Bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước với 62,86 điểm; TP. Hồ Chí Minh xếp thứ 2 với 55,85 điểm; Hải Phòng xếp thứ 3 với 52,32 điểm; tiếp theo là Đà Nẵng, Cần Thơ, Bắc Ninh... Các địa phương có số điểm thấp, gồm: Hà Giang (26,14 điểm); Gia Lai (25,83 điểm); Lai Châu (22,78 điểm); Cao Bằng (22,18 điểm).

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023 cũng được xếp hạng theo 6 vùng kinh tế - xã hội. Các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng có điểm trung bình cao nhất 45,17 điểm, các địa phương vùng Đông Nam Bộ với 44,81 điểm.

Các địa phương vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long có điểm số trung bình sát nhau, lần lượt là 36,96 điểm và 36,36 điểm.

Hai vùng Tây Nguyên và Trung du và miền núi phía Bắc có điểm số thấp gần như nhau, lần lượt là 32,72 điểm và 32,19 điểm. Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương cũng đưa ra top các địa phương dẫn đầu từng vùng và phân tích đánh giá theo nhóm thu nhập.

Năm 2023, lần đầu tiên Bộ chỉ số được Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Bộ Khoa học và Công nghệ) xây dựng trên toàn quốc. Bộ chỉ số gồm có 52 chỉ số thành phần, được xây dựng nhằm phản ánh bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của từng địa phương.

52 chỉ số thành phần được chia làm 7 trụ cột, gồm 5 trụ cột đầu vào (thể chế; vốn con người và nghiên cứu, phát triển; cơ sở hạ tầng; trình độ phát triển của thị trường; trình độ phát triển của doanh nghiệp) và 2 trụ cột đầu ra (sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ; tác động).

Dữ liệu phục vụ xây dựng Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023 được lấy từ hai nguồn chính. Nguồn thứ nhất từ số liệu thống kê, quản lý nhà nước được công bố chính thức từ các bộ, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức ở Trung ương (có 39/52 chỉ số) và nguồn thứ hai do các địa phương thu thập và cung cấp - kèm theo các tài liệu minh chứng (có 13/52 chỉ số).

Trong giai đoạn thu thập dữ liệu, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức nhiều hội thảo, buổi làm việc với các bộ, cơ quan Trung ương để trao đổi thống nhất thu thập dữ liệu từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Đối với các địa phương, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn và tổ chức các buổi trao đổi, tập huấn cho các địa phương để thu thập các dữ liệu cũng như cung cấp các tài liệu minh chứng liên quan.

Năm 2022, Bộ chỉ số đã được xây dựng thử nghiệm với 20 địa phương. Sau khi có kết quả, Chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương trên phạm vi toàn quốc từ năm 2023.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương được xây dựng bám sát cấu trúc của bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII (Global Innovation Index) do tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố hàng năm và được Chính phủ sử dụng trong quản lý, điều hành từ năm 2017.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương có phạm vi rộng, toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các địa phương.

Do đó, Bộ chỉ số sẽ là công cụ để mỗi tỉnh/thành phố soi chiếu được chi tiết góc độ ở các khía cạnh đầu ra, đầu vào, xác định rõ điểm mạnh, yếu, yếu tố tiềm năng và điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương là công cụ định lượng mô tả hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát triển từng địa phương.

Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023 là tài liệu hữu ích, cung cấp căn cứ khoa học và thực tiễn cho lãnh đạo các cấp để ra quyết định, xây dựng và thực thi chính sách thúc đẩy phát triển, cũng như cung cấp thông tin hữu ích về môi trường đầu tư, điều kiện nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các địa phương.

Các chuyên gia khuyến nghị cần công bố dữ liệu của các trụ cột, nhóm chỉ số và chỉ số thành phần cùng với điểm số chung của bộ chỉ số, khuyến khích người dùng và các bên liên quan đi sâu khai thác dữ liệu./.

Cùng chuyên mục
  • Đẩy nhanh tái định cư cho các hộ dân thuộc dự án Dung Quất - Sa Huỳnh
    một tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Để cơ bản hoàn thành Dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh vào cuối năm 2024 theo kế hoạch, thời điểm này, các đơn vị, địa phương của tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện tái định cư cho các hộ dân trong diện thu hồi đất, bàn giao mặt bằng dự án.
  • Mở rộng nhiều điểm dừng khẩn cấp, bổ sung biển báo trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn
    một tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Từ ngày 14/3, các đơn vị chức năng thi công điều chỉnh, bổ sung hệ thống an toàn giao thông, mở rộng nhiều vị trí dừng xe khẩn cấp trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
  • Khắc phục tình trạng nợ bảo hiểm xã hội
    một tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Đến ngày 29/2/2024, tổng số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là hơn 373 tỷ đồng. Trong đó, số tiền chậm đóng từ 3 tháng trở lên là hơn 180 tỷ đồng.
  • Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng kiến nghị Quốc hội sớm ban hành Luật Nhà giáo
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Tại buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng thực hiện giám sát Chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) giai đoạn 2018 – 2023, Sở GDĐT thành phố kiến nghị Quốc hội sớm ban hành Luật Nhà giáo nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc và toàn diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo.
  • Quảng Ninh: Trung tâm Phục vụ Hành chính công đóng vai trò quan trọng trong công tác cải cách hành chính
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Tháng 3/2014, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh chính thức đi vào hoạt động, là một trong những mô hình thực hiện đầu tiên trong cả nước trực thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cùng cấp; góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong thực hiện cung cấp các dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư và xã hội với chất lượng ngày càng tốt hơn.
Công bố Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương