Để phát triển kinh tế tuần hoàn

(BKTO) - Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020: “Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”.



Theo Quyết định số 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển KTTH ở Việt Nam, phát triển KTTH ở Việt Nam là một trong các định hướng ưu tiên trong quá trình cơ cấu lại và thúc đẩy xanh hóa các ngành kinh tế, trực tiếp góp phần cụ thể hóa mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Phát triển KTTH là một quá trình liên tục, được lồng ghép và cộng hưởng với các chính sách, dự án liên kết vùng, các hoạt động thực hiện Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050… nhằm ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu, đảm bảo bình đẳng về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực, cải thiện năng suất lao động và thu nhập của người lao động; thực hiện và phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội, công nghệ và môi trường; đóng góp vào phục hồi các tài nguyên tái tạo được, giảm tiêu hao năng lượng, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp, tỷ lệ che phủ rừng, tăng cường tỷ lệ tái chế rác thải, tăng cường tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và công nghiệp xuất khẩu; tái sử dụng, tái chế…

Để phát triển KTTH trong nông nghiệp, cần chú ý ưu tiên phát triển các vùng, cụm nông nghiệp tập trung quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết “4 nhà” theo chuỗi giá trị, mạng sản xuất hàng hóa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, có giá trị gia tăng cao; phát triển làng nghề, các sản phẩm OCOP, phát triển các loại cây, con có lợi thế, có giá trị cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường và biến những phụ phẩm trong nông nghiệp thành sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Chuỗi giá trị ngành hàng nông sản phải được hình thành, thay cho chuỗi liên kết dễ bị tổn thương do xung đột lợi ích các bên tham gia và biến cố thị trường. Quan tâm tới xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, tuân thủ quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc, kiểm định chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Nhà nước phải có trách nhiệm hỗ trợ huấn luyện, tập huấn, đào tạo cho bà con nông dân xây dựng “chuỗi giá trị ngành hàng”, “hệ sinh thái ngành hàng”; kêu gọi đầu tư các “cụm liên kết công - nông nghiệp”; xây dựng “dữ liệu cung - cầu nông sản” minh bạch tiến tới hình thành các “sàn giao dịch nông sản” dưới sự hỗ trợ của công nghệ số hoá...

Đồng thời, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phù hợp; làm tốt công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch trên cơ sở thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật về quy hoạch và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh cải cách thể chế, thủ tục hành chính, bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, hiện đại hóa nền hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành, thực thi pháp luật; tiếp tục sắp xếp tổ chức, bộ máy; quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng thị trường; hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế. Tăng cường năng lực kiểm toán môi trường; nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và lộ trình thu thập, sử dụng, phân tích thông tin nhằm hỗ trợ các ứng dụng, giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông toàn diện, hài hòa gắn với mô hình KTTH. Xây dựng kế hoạch phát triển KTTH riêng hoặc lồng ghép việc thực hiện phát triển KTTH trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tìm kiếm cơ hội tiếp cận tri thức, kỹ năng và nguồn lực phát triển KTTH thông qua các dự án thử nghiệm cụ thể về KTTH, các dự án về công nghệ, dịch vụ (công nghệ thông tin, môi trường...) thân thiện với KTTH. Tăng cường đối thoại công - tư về phát triển KTTH, trên cơ sở phát huy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu, vướng mắc của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ phù hợp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ, hỗ trợ ở mức độ phù hợp.

Phát triển KTTH cần được bắt đầu từ tư duy đúng, với các mô hình sản xuất và các giải pháp, công nghệ tiên tiến, được thiết kế rất linh hoạt và sáng tạo, bảo đảm hài hòa lợi ích và cộng đồng trách nhiệm, phù hợp thực tiễn và xu hướng phát triển chung trên thế giới…/.

TS. Nguyễn Minh Phong
Cùng chuyên mục
  • “Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội một nửa”
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Vai trò, vị trí, sự đóng góp to lớn của phụ nữ với xã hội cũng như vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới luôn là vấn đề quan trọng được cả nhân loại quan tâm, chú ý.
  • Bức tranh kinh tế tích cực của Việt Nam không thể bị xuyên tạc
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đã và đang dành được những thành tựu to lớn, toàn diện, hứa hẹn tương lai tươi sáng. Bên cạnh những thuận lợi, thời cơ lớn, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.
  • Phát triển nội lực và thị trường trong nước
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở hàng đầu trên thế giới khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hằng năm lên tới trên dưới 200% GDP và khu vực FDI đóng góp tới khoảng 1/4 tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trên 1/5 GDP. Hơn thế nữa, chính khu vực FDI thường xuyên chiếm tới 3/4 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đi đôi với thặng dư cán cân thương mại trong khi khu vực kinh tế trong nước chịu thâm hụt thương mại thường xuyên. Bên cạnh đó, mấy năm gần đây, Việt Nam tuy có thặng dư cán cân thương mại hàng hó
  • Lãi suất tăng và hệ lụy
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến ngày 16/9/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 10,47% so với cuối năm 2021 và tăng 17,19% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, tăng trưởng huy động toàn hệ thống mới chỉ đạt 4,17% so với cuối năm 2021, tăng 2,95% so với cùng kỳ năm 2021.
  • “Không tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung”
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Trong quá trình sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là việc sửa chữa khuyết điểm của cán bộ, đảng viên.
Để phát triển kinh tế tuần hoàn