Đoàn đại biểu Kiểm toán nhà nước Việt Nam dự Hội nghị về quản lý nợ lần thứ 13 của UNCTAD

(BKTO) - Nhận lời mời của Bà Rebeca Grynspan - Tổng Thư ký Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), Đoàn đại biểu Kiểm toán nhà nước Việt Nam (KTNN) do Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn dẫn đầu sẽ tham dự Hội nghị về Quản lý nợ lần thứ 13 của UNCTAD, được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ từ ngày 05-07/12/2022.

trang-1.jpg
Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn dẫn đầu Đoàn đại biểu KTNN Việt Nam tham dự Hội nghị về Quản lý nợ lần thứ 13 của UNCTAD, được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ từ ngày 05-07/12/2022. Ảnh sưu tầm

Tham gia Đoàn đại biểu KTNN có các ông: Nguyễn Bá Dũng - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; Đỗ Văn Tạo - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Vũ Thanh Hải -Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Hoàng Linh - Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp; Phan Trường Giang - Phó Kiểm toán trưởng, KTNN chuyên ngành VII…

UNCTAD là tổ chức kinh tế thương mại lớn nhất thuộc hệ thống Liên hợp quốc được thành lập năm 1964 có trụ sở chính đặt tại Geneva (Thụy Sĩ). UNCTAD phục vụ 195 nước thành viên của Liên hợp quốc; một bộ phận của Ban Thư ký Liên hợp quốc, báo cáo trước Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng Kinh tế và Xã hội, nhưng có thành viên, ban lãnh đạo và ngân sách riêng. UNCTAD cũng là một phần của Nhóm Phát triển Liên hợp quốc cùng với các Ủy ban và cơ quan khác của Liên hợp quốc đo lường tiến độ công việc theo các mục tiêu phát triển bền vững được nêu trong Chương trình Nghị sự 2030.

UNCTAD giúp cho các nước đang phát triển để đối phó với những hạn chế tiềm ẩn của hội nhập kinh tế sâu rộng. Để thực hiện công việc này, UNCTAD cung cấp phân tích, tạo điều kiện xây dựng sự đồng thuận và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, giúp các nước đang phát triển sử dụng thương mại, đầu tư, tài chính và công nghệ làm phương tiện để phát triển toàn diện và bền vững.

Mục đích chung của UNCTAD là thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng của tất cả các nước thành viên, nhất là các nước đang phát triển. UNCTAD hướng vào những mục tiêu cụ thể là đảm bảo sự phát triển hài hoà về các mặt: Thương mại, vận tải, viện trợ, tài chính và kỹ thuật; trong đó việc phát triển thương mại là mục tiêu quan trọng.

Hội nghị về Quản lý nợ của UNCTAD là một diễn đàn được tổ chức định kỳ hai năm một lần để chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi quan điểm giữa các chính phủ, tổ chức quốc tế, giới học giả và xã hội dân sự về những diễn biến hiện nay trong tình hình nợ ở các nước đang phát triển và các vấn đề quản lý nợ trong bối cảnh kinh tế vĩ mô rộng lớn hiện nay. Hội nghị tập hợp các nhà quản lý nợ quốc gia cấp cao từ khắp nơi trên thế giới để thảo luận về một số chủ đề quan tâm nhất trong lĩnh vực này hiện nay.

Hội nghị năm nay diễn ra vào thời điểm quan trọng xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng toàn cầu ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, từ những tác động liên tục của đại dịch Covid-19 đến cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt và bao gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu. Hội nghị sẽ tìm hiểu tác động của những cuộc khủng hoảng này đối với tính bền vững của nợ ở các nước đang phát triển, nhằm đánh giá lại cách thức để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và vai trò của công nghệ mới trong việc huy động các nguồn tài chính. Những vấn đề này sẽ được giải quyết thông qua góc nhìn về các giải pháp kinh tế vĩ mô có thể áp dụng cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế, cũng như thông qua các chính sách và thông lệ tốt trong quản lý nợ./.

Theo kế hoạch, Đoàn đại biểu KTNN do Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn dẫn đầu sẽ tham dự các phiên của Hội nghị trong ba ngày từ 05-07/12. Dự kiến, ngày 06/12, Tổng Kiểm toán nhà nước sẽ có cuộc gặp xã giao với Tổng Thư ký của UNCTAD để trao đổi về khả năng hợp tác giữa KTNN và UNCTAD.

Cùng chuyên mục
  • Canada: Cần có nhiều biện pháp hiệu quả hơn để bảo vệ các loài thủy sản
    một năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Vừa qua, Hãng tin CBC của Canada đã dẫn báo cáo của Kiểm toán nhà nước Canada (OAG) và cho biết “Chính phủ Liên bang chưa có nhiều hành động mạnh mẽ, hiệu quả để bảo vệ các loài thủy sản có giá trị về mặt thương mại”.
  • Nigeria: Báo cáo về các dự án tại đồng bằng sông Niger
    một năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Vừa qua, Chính phủ liên bang nước Cộng hoà Nigeria đã đề nghị Ủy ban Phát triển đồng bằng sông Niger (NDDC) công bố báo cáo tóm tắt về các dự án đã hoàn thành tại đồng bằng sông Niger. Chính phủ liên bang đã chỉ đạo NDDC theo dõi Báo cáo kiểm toán điều tra của Ủy ban bằng cách ban hành báo cáo tóm tắt các dự án đã hoàn thành tại 9 bang cấu thành khu vực đồng bằng sông Niger.
  • Indonesia: Công khai nhiều phát hiện trị giá hàng nghìn tỷ rupi
    một năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Kiểm toán nhà nước Indonesia (BPK) vừa qua cho biết, BPK đã công khai 9.158 phát hiện kiểm toán tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức công, bao gồm 15.674 sai sót trị giá 18,37 nghìn tỷ rupi Indonesia (1,17 tỷ USD).
  • Canada:
Chỉ ra một số thiếu sót trong báo cáo tiến độ về chiến lược phát triển bền vững
    một năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Vừa qua, Kiểm toán nhà nước Canada (OAG) công bố Báo cáo soát xét Báo cáo tiến độ 2021 về Chiến lược phát triển bền vững liên bang. Báo cáo tiến độ năm 2021 của Chính phủ về Chiến lược phát triển bền vững liên bang 2019-2022 trình bày một bức tranh chính xác về tiến độ trong hầu hết tất cả các lĩnh vực.
  • Nigeria: Cần củng cố, nâng cao vai trò của kiểm toán
    một năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Vừa qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra tuyên bố và nhấn mạnh rằng Nigeria là một quốc gia có tài nguyên dầu mỏ phong phú. Để quốc gia này được hưởng lợi lớn nhất từ lĩnh vực dầu khí, Chính phủ cần đảm bảo sự minh bạch trong báo cáo tài chính và các hoạt động của ngành. Đặc biệt, Chính phủ Nigeria cần chú trọng công tác kiểm toán các doanh nghiệp, tập đoàn trong ngành, điển hình với Công ty Dầu khí quốc gia Nigeria (NNPC) mới được tái cấu trúc.
Đoàn đại biểu Kiểm toán nhà nước Việt Nam dự Hội nghị về quản lý nợ lần thứ 13 của UNCTAD