duong sat toc do cao

Bài 5: Chống lãng phí, thất thoát, chậm tiến độ là quan trọng nhất
(BKTO) - Trả lời phỏng vấn Báo Kiểm toán, TS. Nguyễn Đức Kiên - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - khẳng định, thời điểm này, chúng ta có điều kiện cả về kinh tế vĩ mô và tài chính để triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Song, nếu được thông qua, để Dự án lớn nhất từ khi lập nước đến nay “về đích” đúng hẹn, vấn đề chống lãng phí, thất thoát và ngăn ngừa nguy cơ chậm tiến độ là quan trọng nhất.
  • (BKTO) - Với quy mô và tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay, việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (Dự án) mở ra nhiều kỳ vọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, góp ý về chủ trương đầu tư Dự án, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cũng chỉ ra không ít rủi ro, thách thức cần được nhận diện, tính toán kỹ lưỡng để có phương án phù hợp.
  • (BKTO) - Với tinh thần độc lập, tự lập, tự cường và tự chủ, Bộ Chính trị đã quyết định đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Dự án) không phụ thuộc vào nước ngoài. Dự án cần nguồn đầu tư lớn nhất từ trước tới nay và nhiều công nghệ lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Do đó, vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay là cần có cơ chế, chính sách đặc thù để huy động doanh nghiệp (DN) nội tham gia Dự án.
  • (BKTO) - Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trị giá hơn 67 tỷ USD, tốc độ thiết kế 350k/h, phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến vào năm 2035. Tuyến đường sắt bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến khoảng 1.541km.