Giám sát ngân sách, các dự án BT, BOT: Vai trò của cộng đồng còn hạn chế

(BKTO) - Việc giám sát của của cộng đồng thông qua cơ quan mặt trận tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức thành viên vẫn chưa chạm được tới lĩnh vực ngân sách cũng như các dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT, BT.




Toàn cảnh Tọa đàm
Đây là thông tin được đưa ra tại Tọa đàm "Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giám sát NSNN - Khoảng cách từ chính sách đến thực tiễn" do Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI)phối hợp tổ chức sáng nay (15/8).

TS. Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương - cho rằng, mặc dù Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 quy định quyền giám sát và phản biện của MTTQ Việt Nam và đã được triển khai, nhưng thực tế, hoạt động giám sát của MTTQ vẫn còn nhiều hạn chế.

Theo TS. Doanh,“Việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BOT, BT hiện nay lộ rõ nhiều lỗ hổng, gây bức xúc trong dư luận nhưng cơ quan MTTQ chưa thực hiện giám sát, đó là sự thiếu sót rất khó chấp nhận”.

TS. Lê Đăng Doanhnói về những bất cập trong minh bạchngân sách
Thừa nhận những kết quả giám sát của cơ quan MTTQ vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân, Phó Trưởng Ban Dân chủ - Pháp luật (Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam) Phan Văn Vượng cũng cho rằng,hoạt động giám sát ngân sách của cơ quan MTTQ thời gian qua còn nhiều hạn chế, kết quả giám sát chưa đáp ứng mong đợi của người dân. “Sự hạn chế về trình độ của cán bộ mặt trận cùng những phức tạp trong lĩnh vực ngân sách như nêu trên chính là thách thức cho công tác giám sát ngân sách hiện nay” - ông Vượng nói.

Tương tự,đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng BOT, BT, kết quả giám sát cũng rất hạn chế. “Hình thức giám sát với các dự án đầu tư xây dựng hiện nay mới chỉ dừng lại ở dự án có vốn từ ngân sách và do các Ban Giám sát đầu tư cộng đồng (GSĐTCĐ) thực hiện” - ông Vượng lý giải.


Phản hồi các ý kiến tại buổi tọa đàm liên quan đến vấn đề minh bạch ngân sách, bà Đinh Mai Anh -Vụ Ngân sách (Bộ Tài chính)cho biết, những kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ công khai, minh bạch ngân sách được công bố thời gian qua rất được Bộ Tài chính quan tâm. Căn cứ vào những phản hồi của người dân, Bộ Tài chính đã có những điều chỉnh nhằm đảm bảo cao nhất khả năng tiếp cận thông tin về tình hình quản lý, sử dụng ngân sách hằng năm.“Trong năm qua, Bộ Tài chính đã mở chuyên mục hỏi – đáp trên cổng thông tin điện tử để tiếp nhận các ý kiến của người dân. Các câu hỏi được ghi nhận, tổng hợp và gửi đến các cơ quan liên quan trả lời và giải đáp ngay. Bên cạnh đó, các cơ quan phải tổng hợp báo cáo kết quả hàng quý và chấn chỉnh kịp thời ngay các vấn đề còn tồn tại” - bà Anh nói.

Đại diện Bộ Tài chính cũng mong muốn nhận được sự trao đổi, phản biện trên tinh thần xây dựng nhiều hơn nữa từ tổ chức MTTQ để qua đó tiếp tục hoàn thiện chính sách trong lĩnh vực ngân sách.

NGUYỄN LỘC

Cùng chuyên mục
  • Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - “Học tập là một vấn đề quan trọng trong đời sống thường ngày và trong công tác, nhất là trong công tác cách mạng. Nếu không học thì sẽ lạc hậu, mà lạc hậu sẽ dẫn đến thoái bộ. Bởi thực tiễn luôn vận động, lý luận không ngừng phát triển, đời người là hữu hạn, sự hiểu biết là không cùng!”.
  • Bế mạc Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều 13/8, tại Nhà Quốc hội, ngay sau Phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 26.
  • Tăng khả năng tiếp cận vốn để chặn tội phạm tín dụng “đen”
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tại Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chiều 13/8, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ bức xúc về tình trạng tội phạm tín dụng “đen” hoành hành và đề nghị Bộ Công an có giải pháp để ngăn chặn hiệu quả.
  • Kinh nghiệm quốc tế về chống chuyển giá và bài học cho Việt Nam
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - “Chuyển giá” đã trở thành đề tài nóng, nhạy cảm trên thế giới và là mối quan tâm của các cơ quan Chính phủ, DN, nhà nghiên cứu. Chính phủ các nước lo lắng bảo vệ hệ thống thuế của mình, đảm bảo đủ nguồn thu để bù đắp các chi phí liên quan nhằm cung cấp dịch vụ công cho người dân. Các DN thì lo ngại thuế suất quá cao và chính sách thuế khó dự đoán sẽ làm tổn hại đến triển vọng kinh doanh và lợi ích kinh tế của các nước mà họ đang đầu tư. Việt Nam không nằm ngoài phạm vi của hoạt động chuyển giá bởi đây là một hiện tượng toàn cầu.
  • Giải ngân vốn đầu tư phát triển còn chậm
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Báo cáo gửi tới Chính phủ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) nêu rõ, mặc dù tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN từ tháng 4/2018 được cải thiện, lũy kế 7 tháng tăng so với cùng kỳ năm 2017 nhưng về tổng thể, tiến độ giải ngân vẫn thấp, nhất là vốn đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), vốn trái phiếu chính phủ và vốn nước ngoài.
Giám sát ngân sách, các dự án BT, BOT: Vai trò của cộng đồng còn hạn chế