Diễn đàn này sẽ tập trung phân tích và mổ xẻ 3 nút thắt lớn cản trở việc phục hồi và phát triển kinh tế. Đó là: 1. Quản lý đất đai và xác định giá đất; 2. Đầu tư công; 3. Phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
Quả thật trên đây là những nút thắt rất lớn và trong mỗi nút thắt rất lớn đó có khá nhiều những nút thắt không hề nhỏ.
Trước hết là nút thắt lớn liên quan đến quản lý đất đai và xác định giá đất. Đây là một nút thắt rất lớn, được cấu thành từ rất nhiều những nút thắt hoàn toàn không nhỏ. Nút thắt không nhỏ thứ nhất là quy hoạch sử dụng đất chưa đồng bộ, thiếu tầm nhìn dài hạn. Quy hoạch sử dụng đất là cơ sở để phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, quy hoạch sử dụng đất hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ giữa các cấp, các ngành, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững.
Nút thắt không nhỏ thứ hai là thủ tục hành chính liên quan đến đất đai còn phức tạp, rườm rà. Thủ tục hành chính liên quan đến đất đai là một trong những nguyên nhân khiến người dân và doanh nghiệp mất nhiều thời gian, chi phí để thực hiện các quyền và nghĩa vụ về đất đai.
Nút thắt không nhỏ thứ 3 là tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất đai sai mục đích. Tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất đai sai mục đích vẫn còn diễn ra phổ biến, gây thất thoát tài nguyên đất đai.
Nút thắt không nhỏ thứ tư là sự thiếu minh bạch trong quản lý đất đai. Thiếu minh bạch trong quản lý đất đai dẫn đến tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, gây bức xúc trong dư luận.
Trong quản lý đất đai, thì việc xác định giá đất là nút thắt cần được quan tâm hơn cả. Nút thắt này được biểu hiện dưới 3 vấn đề.
Thứ nhất, giá đất thấp xa so với thị trường. Theo quy định của pháp luật đất đai, giá đất được xác định dựa trên 3 yếu tố: Giá đất phổ biến trên thị trường, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất và thu nhập từ việc sử dụng đất. Tuy nhiên, trên thực tế, giá đất do Nhà nước quy định thường thấp hơn nhiều so với giá đất trên thị trường. Điều này dẫn đến những bất cập trong việc thu hồi đất, đền bù đất, gây thiệt thòi cho người sử dụng đất.
Thứ hai, công tác thẩm định giá đất chưa được thực hiện một cách khách quan, minh bạch. Công tác thẩm định giá đất là một khâu quan trọng trong việc xác định giá đất. Tuy nhiên, hiện nay, công tác thẩm định giá đất ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một số bất cập, cụ thể như: Thiếu cơ sở dữ liệu về giá đất (thiếu cơ sở dữ liệu về giá đất là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc xác định giá đất chưa chính xác. Hiện nay, hệ thống thông tin về giá đất ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ, chưa cập nhật, dẫn đến việc thẩm định giá đất gặp nhiều khó khăn); thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng (việc xác định giá đất là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan chức năng. Tuy nhiên, hiện nay, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc xác định giá đất còn chưa chặt chẽ, dẫn đến việc xác định giá đất chưa thống nhất, gây khó khăn cho người sử dụng đất).
Nút thắt lớn thứ hai là đầu tư công. Đầu tư công là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đầu tư công còn tồn tại một số bất cập, hạn chế, dẫn đến tình trạng nút thắt cho phát triển kinh tế.
Biểu hiện của nút thắt đầu tư công:
- Tỷ lệ giải ngân đầu tư công còn thấp: Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ giải ngân đầu tư công giai đoạn 2016-2022 chỉ đạt trung bình 88,5%, trong đó có năm đạt thấp dưới 70%. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều dự án chậm triển khai, vướng mắc về thủ tục, thiếu vốn, năng lực của chủ đầu tư và nhà thầu còn yếu.
- Chất lượng đầu tư công chưa cao: Một số dự án đầu tư công còn đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án còn chưa chặt chẽ, thiếu tính khả thi.
- Thủ tục đầu tư công còn phức tạp, rườm rà: Thủ tục đầu tư công còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho nhà đầu tư, dẫn đến kéo dài thời gian triển khai dự án.
Ảnh hưởng của nút thắt đầu tư công là gây lãng phí nguồn lực; hạn chế tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; gây bất bình trong xã hội.
Nút thắt lớn thứ ba là phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Biểu hiện của nút thắt phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp là:
Tỷ lệ lấp đầy còn thấp: Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2016-2022 đạt trung bình 72,5%, trong đó có KCN có tỷ lệ lấp đầy thấp dưới 50%. Nguyên nhân của tình trạng này là do một số KCN thiếu hạ tầng kỹ thuật, thiếu nguồn lao động, thiếu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ chưa cao: Một số sản phẩm, dịch vụ của các KCN, cụm công nghiệp còn mang tính gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do các KCN, cụm công nghiệp chưa được quy hoạch, phát triển theo hướng chuyên sâu, chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, ít vốn.
- Tác động lan tỏa chưa rõ rệt: Tác động lan tỏa của các KCN, cụm công nghiệp đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương còn chưa rõ rệt. Nguyên nhân của tình trạng này là do các KCN, cụm công nghiệp chưa được kết nối chặt chẽ với các khu vực kinh tế khác, chưa tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương.
Những nút thắt nói trên đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, như: Gây cản trở cho đầu tư, kinh doanh; gây thất thoát các nguồn lực của đất nước và gây bất bình trong xã hội.
Tìm các giải pháp để tháo giỡ những nút thắt nói trên là rất quan trọng để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đây là một công việc vô cùng to lớn và khó khăn.
Một Diễn đàn khó lòng cung cấp đầy đủ câu trả lời cho những vấn đề đang được đặt ra. Tuy nhiên, điều đáng quý là Diễn đàn giúp chúng ta chính thức đối mặt với chúng, đồng thời cung cấp một góc nhìn kỹ trị để góp phần giải quyết chúng. Đó là góc nhìn của Kiểm toán nhà nước./.