Gỡ rào cản chính sách, tạo động lực cho tăng trưởng

(BKTO) - Theo các chuyên gia, để thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, cần thiết phải tháo gỡ những rào cản, nút thắt chính sách, tạo động lực cho các thành phần cùng hợp sức phát triển kinh tế. Muốn vậy, chính sách tỷ giá phải linh hoạt nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam; tiếp tục cổ phần hóa (CPH), thoái vốn nhà nước tại DN, nâng cao hiệu quả chi NSNN; phát huy vai trò khu vực tư nhân, giảm dần chi phí logistic...



Phát huy những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

Nhìn lại kết quả tái cơ cấu DNNN 9 tháng năm 2017, đại diện Bộ Tài chính tiếp tục nhấn mạnh rằng, việc thực hiện CPH, thoái vốn vẫn chậm, chưa đạt được tiến độ, kế hoạch đề ra. 9 tháng năm 2017, cả nước mới có 34 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, trong đó chỉ có 11/44 DN thuộc Danh mục DNNN hoàn thành CPH năm 2017.

Những đánh giá của Bộ Tài chính cũng trùng hợp với kết quả kiểm toán Chuyên đề việc thực hiện đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015 của KTNN. Theo đó, hai cơ quan đã thẳng thắn chỉ rõ những nguyên nhân khiến tiến trình CPH bị chậm, đó là do một số lãnh đạo DNNN còn e ngại, chưa quyết liệt, sợ trách nhiệm trong triển khai công tác CPH, thoái vốn; việc chấp hành kỷ luật hành chính còn chưa đầy đủ, nghiêm túc. Một số Bộ, ngành, địa phương chậm bàn giao các DN đã CPH về SCIC (có 46 DN đã thống nhất chuyển giao nhưng chưa chuyển giao và 176 DN chưa thống nhất chuyển giao về SCIC). Các DN đã CPH chậm thực hiện đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngày 15/8/2017, Bộ Tài chính đã phải công khai danh sách 747 DN CPH chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Cùng với những bước tiến được kỳ vọng qua chính sách thúc đẩy CPH DNNN, sự chủ động về chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát cũng như đảm bảo thanh khoản cho toàn bộ hệ thống tín dụng trong nước cũng luôn là yêu cầu được đặt ra. Phân tích chính sách tỷ giá thời gian qua, PGS.TS Phạm Thế Anh - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - cho rằng, hiện Việt Nam rất khó đáp ứng được các điều kiện để áp dụng tốt chế độ neo tỷ giá, bởi lạm phát của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với các đối tác thương mại lớn, dẫn tới nguy cơ ngày càng làm “xói mòn” khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam thời gian qua và hiện nay đã và đang bị tác động bởi chi phí logistics quá cao. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí logistics của Việt Nam chưa hợp lý. Cụ thể là chi phí lưu kho của chủ hàng còn cao do chi phí phát sinh khi hàng phải chờ đợi làm thủ tục tại cảng và sân bay - năm 2015 con số này là 121 triệu USD, dự báo sẽ lên tới 182 triệu USD vào năm 2020 - gây thiệt hại cho cả DN logistics và chủ hàng. Căn cứ vào số liệu dự báo về lượng container xuất khẩu qua các cảng biển Việt Nam vào năm 2020, WB tính toán tổng chi phí không chính thức mà các chủ hàng xuất khẩu Việt Nam phải gánh chịu lên tới 242 triệu USD.

Ngoài ra, chi phí vận tải cao cũng là một yếu tố tác động lớn đến các DN. Theo Michael Peskin - người phát ngôn của WB - thì “Việt Nam đang phải chịu chi phí vận chuyển quá cao, chiếm 30-40% giá thành sản phẩm, trong khi tỷ lệ này chỉ khoảng 15% ở các quốc gia khác”.

Kiến nghị nhiều giải phápchính sách

Để đảm bảo quá trình tái cơ cấu DNNN - 1 trong 3 trụ cột của tái cơ cấu nền kinh tế - thành công, TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM - cho rằng, cần hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để đảm bảo việc cơ cấu lại DNNN theo hướng hợp lý hơn, chỉ tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh, những lĩnh vực mà DN thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Đồng thời, xóa bỏ các quy định gắn với những ưu đãi, hỗ trợ cho các DNNN, trả DNNN trở về với kỷ luật thị trường, kinh doanh bình đẳng với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác. Tăng cường năng lực cơ quan tài chính quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm công khai, minh bạch về đầu tư, tài chính và các hoạt động của DNNN...

“Cần phải tháo bỏ ngay các vướng mắc, rào cản đang cản trở giải ngân vốn đầu tư công và có giải pháp cải thiện hiệu quả đầu tư công, tăng hiệu quả sử dụng vốn của DNNN và DN tư nhân trong nước. Đây là dư địa lớn để đẩy nhanh tăng trưởng và tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế” - TS. Cung nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, cần có những thay đổi tích cực để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm gánh nặng chi phí không chính thức, chi phí logistics đang ảnh hưởng lớn đến giá thành hàng hóa, làm giảm khả năng cạnh tranh và là rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí chuỗi giá trị hàng hóa của Việt Nam - Hiệp hội DN logistics Việt Nam đề xuất.

Liên quan đến chính sách tài chính, theo PGS.TS Phạm Thế Anh, cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý có thể là sự lựa chọn tốt nhất đối với Việt Nam lúc này. Theo đó, NHNN sẽ không tuyên bố trước tỷ giá trung tâm, tỷ giá thương mại hằng ngày về cơ bản được xác lập bởi các giao dịch theo cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Tuy nhiên, NHNN có thể dùng các biện pháp can thiệp, kiểm soát nguồn vốn ra vào Việt Nam để làm mềm dao động của tỷ giá. Thông qua các hoạt động thị trường mở, hoặc tái chiết khấu và tái cấp vốn, mua bán trên thị trường ngoại hối, NHNN có khả năng kiểm soát được cung tiền, qua đó điều tiết được tỷ giá và lãi suất mục tiêu.

H.THOAN
Theo Báo Kiểm toán số 44 ra ngày 02-11-2017
Cùng chuyên mục
  • Dự toán ngân sách năm 2018:  Những băn khoăn từ giới chuyên gia
    6 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Ngày 26/10/2017, Dự thảo Dự toán ngân sách năm 2018 đã được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính. Khác với mọi năm, Dự thảo năm nay được công bố sớm, trước khi Quốc hội thảo luận và thông qua. Đây được xem là một nỗ lực lớn của Chính phủ trong việc thực hiện cam kết tăng cường minh bạch ngân sách.
  • Sẽ huy động từ thuế, phí đạt tới 22% GDP trở lên mà chưa cần phải điều chỉnh tăng thuế suất
    6 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Tại sao tăng trưởng kinh tế đạt nhưng thu ngân sách ở cả 3 khối DNNN, đầu tư nước ngoài và ngoài quốc doanh đều không đạt? Tại sao mức huy động thuế, phí trên GDP nhiều năm không đạt chỉ tiêu đại hội Đảng đề ra, thậm chí rất thấp như 2018 dự toán còn thấp hơn năm 2017. Tồn tại trên thuộc về công tác chỉ đạo thực hiện hay do chính sách tài khóa và trực tiếp là chính sách thu?
  • Khai thông thị trường  xuất khẩu thịt lợn
    6 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Mặc dù có tiềm năng phát triển và xuất khẩu, nhưng từ nhiều năm nay sản phẩm thịt lợn Việt Nam xuất khẩu ra thế giới bằng con đường chính ngạch vẫn hạn chế. Một trong những nguyên nhân là do thịt lợn Việt Nam chưa vượt qua được hàng rào kỹ thuật về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm của một số quốc gia trên thế giới.
  • Tạo thuận lợi để thị trường  cho thuê tài chính phát triển
    6 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Công ty cho thuê tài chính và hoạt động cho thuê tài chính xuất hiện tại Việt Nam đã gần 20 năm. Tuy nhiên, đến nay, thị trường cho thuê tài chính vẫn chưa phát triển và chưa được nhiều DN, nhất là những DN nhỏ và vừa biết đến.
  • Kinh tế 2017:  Lạc quan nhưng không được chủ quan
    6 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Đây là quan điểm chung của nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận tổ ngày 24/10, về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và Kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm quốc gia 2018-2020.
Gỡ rào cản chính sách, tạo động lực cho tăng trưởng